(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình có 9 huyện, 1 thành phố, 151 xã, phường, thị trấn; dân số gần 90 vạn người với 6 dân tộc chủ yếu, gồm: Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông. Tính đến ngày 31/12/2022, Đảng bộ tỉnh có 13 đảng bộ trực thuộc với 510 tổ chức cơ sở Đảng (TCCSĐ), trong đó, đảng bộ cơ sở 279, chi bộ cơ sở 231; đảng bộ bộ phận 8; chi bộ trực thuộc đảng bộ bộ phận, đảng ủy cơ sở 3.184; có 69.190 đảng viên (ĐV), trong đó, ĐV chính thức 67.155 người, ĐV dự bị 2.035 người.



Năm học 2022 - 2023, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ kết nạp được 10 đảng viên là học sinh đang học tại nhà trường.


Nâng cao chất lượng công tác phát triển ĐV là một trong những nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động của TCCSĐ và bổ sung cho Đảng đội ngũ ĐV có chất lượng, số lượng thích đáng, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ, góp phần tạo sự kế thừa, phát triển liên tục của Đảng, đồng thời củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.

Trong nhiệm kỳ 2016 - 2020, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành nhiều nghị quyết, kế hoạch, đề án, chương trình hành động; chỉ đạo các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc quan tâm nâng cao chất lượng công tác phát triển ĐV, tổ chức nhiều hội nghị chuyên đề để thảo luận về công tác kết nạp ĐV, tăng cường việc bồi dưỡng kết nạp Đảng; chỉ đạo các cấp ủy làm tốt việc xây dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu và bồi dưỡng, tạo nguồn kết nạp ĐV; thực hiện đúng phương châm, nguyên tắc, quy trình, thủ tục, thẩm quyền kết nạp ĐV; kết hợp chặt chẽ giữa kết nạp ĐV với quản lý, sàng lọc, kiên quyết đưa những ĐV không đủ tư cách ra khỏi Đảng; gắn trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức Đảng (TCĐ), cấp ủy viên được phân công phụ trách địa bàn với kết quả thực hiện chỉ tiêu kết nạp ĐV trong kiểm điểm, xếp loại tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp hàng năm.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác phát triển ĐV, Tỉnh ủy đã chỉ đạo các đảng bộ trực thuộc chú trọng nâng cao chất lượng ĐV mới, xác định đây là yêu cầu xuyên suốt trong quy trình kết nạp Đảng, không chạy theo số lượng mà hạ thấp tiêu chuẩn. Giai đoạn 2016 - 2022, đảng bộ các huyện, thành phố kết nạp được 10.980/12.409 ĐV, đạt 88,48% chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Đặc biệt, kết quả kết nạp ĐV của các đảng bộ huyện, thành phố năm 2021 là 1.394/1.260 ĐV, đạt 110,63% kế hoạch; năm 2022 kết nạp 1.457/1.390 đảng viên, đạt 104,82% kế hoạch.

Chất lượng ĐV mới được nâng lên rõ rệt. Tỷ lệ trên 90% ĐV mới kết nạp có trình độ văn hóa THPT luôn được duy trì. Số ĐV mới được kết nạp có trình độ chuyên môn ngày càng cao: Năm 2022 có 9 ĐV mới kết nạp có trình độ công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ (chiếm 0,55%); 136 ĐV mới kết nạp có trình độ trung cấp (chiếm 8,31%), cao đẳng 173 ĐV (chiếm 10,57%), đại học 772 ĐV (chiếm 47,19%), thạc sĩ 36 ĐV (chiếm 2,2%).

Về cơ cấu phát triển ĐV, ngoài việc tiếp tục quan tâm phát triển ĐV từ nguồn cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập, cán bộ, công chức trong các cơ quan Đảng, MTTQ, đoàn thể chính trị - xã hội, đảng bộ các huyện, thành phố đã chú trọng phát triển ĐV ở các thành phần khác, như: người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, thôn, tổ dân phố; người lao động trong các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập…; công tác quản lý ĐV luôn được coi trọng.

Tuy nhiên, phát triển ĐV hiện nay ở một số đảng bộ huyện, thành phố còn bộc lộ hạn chế, bất cập: Chất lượng ĐV tuy có tăng nhưng so với yêu cầu vẫn còn hạn chế. Một bộ phận ĐV tinh thần trách nhiệm chưa cao, cá biệt có ĐV vi phạm nguyên tắc, kỷ luật Đảng, vi phạm pháp luật. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, phong cách, trình độ học vấn, năng lực, vốn sống, kinh nghiệm thực tiễn của một số ĐV mới kết nạp chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ ĐV. Tỷ lệ ĐV của TCĐ bị xử lý kỷ luật và xoá tên trong danh sách ĐV còn nhiều. ĐV vi phạm nguyên tắc sinh hoạt Đảng phải kỷ luật khai trừ, xóa tên, cho ra khỏi Đảng có chiều hướng tăng lên (năm 2022, số ĐV bị khai trừ, xóa tên và xin ra khỏi Đảng 166 người, chiếm 7,09% so với số lượng ĐV mới kết nạp và tăng 1,07% so với năm 2021).

Bên cạnh đó, cơ cấu ĐV chưa hợp lý, việc kết nạp ĐV đối với quần chúng có đạo, công nhân lao động trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước chưa nhiều (tỷ lệ ĐV theo đạo, ĐV là công nhân lao động trong Đảng bộ tỉnh còn thấp. Đến hết năm 2017, ĐV là người theo đạo chiếm 2,53%, ĐV là công nhân chiếm 5,46% tổng số ĐV của Đảng bộ).

Những hạn chế, bất cập trong công tác phát triển ĐV có nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân cơ bản: Một số cấp ủy Đảng chưa lãnh đạo tốt việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chưa có cơ chế, chính sách thu hút các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả đầu tư vào địa bàn, tạo việc làm tại chỗ cho thanh niên; trình độ dân trí không đồng đều, điều kiện kinh tế thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phát triển ĐV. Bên cạnh đó, còn có cấp ủy, TCĐ chưa quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phát triển Đảng; chưa quan tâm đúng mức tới công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, ĐV, nhất là ĐV trẻ, ĐV mới kết nạp. Công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy có việc chưa kịp thời, phát hiện vi phạm còn chậm; việc ngăn chặn, xử lý chưa triệt để, chưa đủ sức răn đe; việc khắc phục hạn chế, yếu kém sau thanh tra, kiểm tra còn chậm. Kiểm tra, giám sát TCĐ chưa gắn với kiểm tra, giám sát ĐV để làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Chưa có sự phối hợp thường xuyên, đồng bộ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo giữa cấp ủy, chính quyền. Vai trò một số tổ chức chính trị - xã hội chưa đủ mạnh, thiếu giải pháp tập hợp, thu hút đối tượng, chưa chủ động tạo nguồn, bồi dưỡng, giới thiệu những quần chúng ưu tú để TCĐ xem xét.

Việc đánh giá thực trạng chất lượng công tác phát triển ĐV ở các đảng bộ huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh những năm qua có ý nghĩa rất quan trọng. Phát triển ĐV là vấn đề có tính nguyên tắc trong công tác tổ chức xây dựng Đảng, khắc phục triệt để tình trạng chạy theo số lượng, xem nhẹ chất lượng; tăng cường công tác quản lý, giáo dục ĐV; phát huy tính tiên phong, gương mẫu, "trọng dân, gần dân, tin dân, hiểu dân, học dân của cán bộ, ĐV” nhằm làm tăng thêm nguồn sinh lực cho Đảng. Vì vậy, nâng cao chất lượng công tác phát triển ĐV là yêu cầu khách quan, thường xuyên trong hoạt động lãnh đạo và công tác tổ chức xây dựng Đảng; lấy việc thực hiện hoàn thành chỉ tiêu kết nạp ĐV mới làm tiêu chí để xem xét, đánh giá xếp loại cuối năm của các đảng bộ, chi bộ để góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ và ĐV, để mỗi ĐV thực sự trở thành lực lượng nòng cốt, tiên phong trong các phong trào thi đua yêu nước ở cơ sở, từ đó góp phần tích cực củng cố TCĐ trong sạch, vững mạnh.


Nguyễn Trọng Khiêm
Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh

Các tin khác


Chiến thắng Hòa Bình góp phần quan trọng cùng quân và dân cả nước làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

                             NGUYỄN PHI LONG

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy 

Tỉnh Hòa Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cầu nối giữa vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hòa Bình là hậu cứ của chiến trường Chiến khu II, Liên khu III, là hành lang giao thông chiến lược giữa Liên khu III, Liên khu IV với Việt Bắc, Tây Bắc.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Đà Bắc

Sáng 4/5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Đà Bắc. Đoàn ĐBQH tỉnh gồm các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn; Nguyễn Cao Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh lần thứ 4, khóa XI

Ngày 3/5, Hội Nông dân (HND) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4, khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 nhằm đánh giá kết quả công tác Hội và phong trào nông dân quý I, triển khai nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2024 và thực hiện công tác cán bộ. Dự hội nghị có đồng chí Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.

Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ 11, khoá XV

Chiều 3/5, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị lần thứ 11, khoá XV, nhiệm kỳ 2019 - 2024 (kỳ họp bất thường). Dự hội nghị có đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Thủy

Ngày 3/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Thủy. Tham gia đoàn có đại diện Sở GD&ĐT, Trung tâm Phát triển quỹ đất (Sở TN&MT), các phòng, ban chức năng của huyện Lạc Thủy. 

Sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 3-5, tại sân vận động tỉnh Điện Biên, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Ban chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025 (Ban chỉ đạo) tổ chức sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục