Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh phối hợp Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh tổ chức chương trình tọa đàm, gặp mặt các cựu nữ thanh niên xung phong (TNXP) tiêu biểu. Sự kiện không chỉ là dịp để tưởng nhớ, tri ân những người đã hy sinh tuổi xuân cho độc lập, tự do của Tổ quốc, mà còn là cơ hội để thế hệ hôm nay được lắng nghe những câu chuyện chân thực, xúc động từ chính những nhân chứng lịch sử - những người đã góp phần viết nên khúc tráng ca hào hùng của dân tộc.
Các cựu nữ thanh niên xung phong chia sẻ tại gặp mặt tọa đàm kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Chiến tranh đã lùi xa nửa thế kỷ, nhưng những ký ức về một thời "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” vẫn vẹn nguyên trong lòng những người trong cuộc. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, những cô gái tuổi mười tám, đôi mươi ở Hòa Bình không ngần ngại gác lại ước mơ cá nhân, tình nguyện lên đường, gánh vác những công việc nặng nhọc, nguy hiểm nơi tuyến lửa: mở đường, gánh gạo, tải đạn, cứu thương… Không quản gian nguy, họ lặng lẽ nhưng kiên cường, trở thành biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Tên tuổi của họ đã in dấu nơi những địa danh huyền thoại: Ngã ba Đồng Lộc, Truông Bồn, Hàm Rồng, phà Gianh... Họ góp sức vào những công trình trọng điểm như đường sắt Hà Nội - Lào Cai, khu gang thép Thái Nguyên, thủy điện Thác Bà... Dù không mang quân hàm, không cầm súng ra trận, nhưng những cống hiến, hy sinh của họ đã góp phần làm nên những chiến công vẻ vang trong lịch sử dân tộc.
Tại buổi gặp mặt, bà Nguyễn Thị Bích Tràn, cựu TNXP từng tham gia chiến đấu tại tỉnh Quảng Bình khi mới 17 tuổi, hiện là Phó Chủ tịch Hội Cựu TNXP TP Hòa Bình xúc động chia sẻ: "Những năm tháng ấy, chúng tôi - những người con gái còn rất trẻ đã gắn bó với từng mét đường Trường Sơn, từng hố bom, từng chuyến hàng tiếp tế giữa đêm tối mịt mùng và tiếng bom rền vang. San lấp hố bom, tải đạn, nhu yếu phẩm… đều diễn ra vào ban đêm để tránh máy bay địch. Vất vả, nguy hiểm, nhưng ai cũng đồng lòng, quyết tâm vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Giờ đây nhìn lại, tôi thấy tự hào vì đã góp phần nhỏ bé vào chiến thắng của dân tộc”. Bà cũng gửi gắm đến thế hệ trẻ: "Hãy trân trọng hòa bình - điều mà bao thế hệ cha anh đã phải đánh đổi bằng xương máu. Các bạn có thể không phải cầm súng ra trận, nhưng Tổ quốc hôm nay cần những người trẻ giàu khát vọng, có trách nhiệm và sống tử tế. Dù ở bất kỳ vị trí nào, hãy sống có lý tưởng, có hoài bão và sẵn sàng cống hiến”.
Thế hệ cựu TNXP Hòa Bình sau chiến tranh tiếp tục là tấm gương sáng. Trong 2.819 cựu TNXP toàn tỉnh có 1.730 người là nữ, chiếm hơn 60%. Dẫu không ít người còn gặp khó khăn (184 người thuộc hộ nghèo, 31 người hoàn cảnh đặc biệt), nhưng nhiều cựu nữ TNXP vẫn bền bỉ vươn lên, khẳng định vai trò trong thời bình bằng tinh thần vượt khó, khát vọng sống đẹp, sống có ích.
Toàn tỉnh hiện có 18 mô hình phát triển kinh tế do cựu nữ TNXP làm chủ. Tiêu biểu như bà Bùi Thị Nình ở xã Hùng Sơn và bà Trần Thị Sâm ở xã Vĩnh Tiến, huyện Kim Bôi với mô hình kinh tế tổng hợp kết hợp trồng rừng, chăn nuôi, thu nhập từ 400 - 500 triệu đồng/năm. Tại huyện Lương Sơn, bà Quách Thị Biên và bà Bùi Thị Thanh ở xã Thanh Sơn xây dựng mô hình trang trại mang lại thu nhập gần 100 triệu đồng/năm...
Đại diện Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh khẳng định: "Chúng tôi luôn xác định việc quan tâm đến đời sống của cựu nữ TNXP không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa tình, là đạo lý "Uống nước nhớ nguồn". Trong thời gian tới, Hội tiếp tục phối hợp các cấp, ngành đẩy mạnh công tác hỗ trợ thiết thực hơn nữa cho cựu nữ TNXP, nhất là những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”. Cùng với đó, tăng cường công tác giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Những câu chuyện sống động, những tấm gương bình dị mà cao cả của các cô, các bác năm xưa tiếp tục được lan tỏa để khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm trong thế hệ trẻ hôm nay.
Nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng ngọn lửa lý tưởng sống vì đất nước, vì nhân dân vẫn cháy mãi trong lòng những cựu nữ TNXP Hòa Bình.
Hồng Duyên
Trọn đời hoạt động cách mạng, từ một kỹ sư địa chất cần mẫn đến người đứng đầu Nhà nước, nguyên Chủ tịch Trần Đức Lương đã để lại nhiều dấu ấn sâu sắc, đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Ở bất kỳ cương vị nào, ông cũng thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, tư duy khoa học sắc sảo, tinh thần trách nhiệm cao và một trái tim luôn hướng về lợi ích quốc gia, dân tộc.
Danh sách Ban tổ chức lễ tang đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ban Lễ tang đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm 34 đồng chí, do Chủ tịch nước Lương Cường làm Trưởng ban.
Có công lao to lớn đặc biệt xuất sắc, đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc, Đồng chí Trần Đức Lương đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng và nhiều huân chương, huy chương, phần thưởng, danh hiệu cao quý khác.
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Nội chính Trung ương về kết quả công tác từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay và phương hướng công tác trong thời gian tới.
Chiều 22/5, tiếp tục Chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 9, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận tại tổ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân; Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi; Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định tại Nghị quyết số 55/2010/QH12 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 28/2016/QH14 và Nghị quyết số 107/2020/QH14.