Trẻ em mồ côi được quan tâm nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội, xã Dân Hạ.

Trẻ em mồ côi được quan tâm nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội, xã Dân Hạ.

(HBĐT) - Tuy giá trị vật chất mà công tác thương binh và xã hội (TB&XH) tạo ra còn khá khiêm tốn, nhưng đối với những gia đình khó khăn đang nhận được sự chia sẻ của cộng đồng, giá trị tinh thần mà nó mang đến có thể trở thành nguồn sức mạnh đặc biệt giúp họ tự tin, vươn lên trong cuộc sống… Đó là chia sẻ của bà Nguyễn Thị Xuyên, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Kỳ Sơn khi trao đổi với chúng tôi về nỗ lực triển khai công tác TB&XH của huyện nhà trong thời gian qua.

 

Bà Nguyễn Thị Xuyên cho biết: Nêu cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện công tác TB&XH, phòng LĐ-TB&XH Kỳ Sơn đã triển khai đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước đến với các đối tượng bảo trợ xã hội, thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công đang sinh sống trên địa bàn huyện; đồng thời tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo, hướng dẫn các xã, thị trấn tổ chức thực hiện đảm bảo đúng đối tượng, đúng thời gian, đúng quy định. Có thể nói, công tác TB&XH đã nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành và bước đầu được xã hội hoá sâu rộng, thu hút sự tham gia của nhiều đoàn thể, doanh nghiệp và cá nhân. Với nỗ lực của cả cộng đồng, nhiều nghèo, đặc biệt khó khăn đã được sẻ chia và giúp đỡ, từ đó có thêm niềm tin và nghị lực để vươn lên ổn định cuộc sống.

 

Gia đình bà Nguyễn Thị Thẩm (xóm Nút, xã Dân Hạ) là một ví dụ. Là hộ nghèo, cả nhà bà có 5 miệng ăn chỉ biết trông chờ vào mấy sào ruộng, hơn nữa đứa con gái út lại bị nhiễm chất độc da cam/đioxin, tình cảnh khiến ai cũng phải ái ngại. Nhằm giúp gia đình vơi bớt khó khăn, ngành TB&XH huyện Kỳ Sơn đã tích cực vào cuộc bằng cách giải quyết chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng cho gia đình bà Thẩm, hỗ trợ kinh phí làm nhà, hỗ trợ tiền mua trâu phát triển kinh tế, động viên thăm hỏi… Nhờ đó, gia đình bà đã có thêm động lực cả về tinh thần lẫn vật chất để thoát khỏi đói nghèo và mặc cảm.

 

Ở huyện Kỳ Sơn đang có hàng trăm gia đình chính sách với hàng trăm hoàn cảnh khác nhau, ngoài ra còn có rất nhiều người tàn tật, người già neo đơn, trẻ em nghèo, trẻ mồ côi… Thực tế đang cần sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, cần sự chung tay góp sức của cả cộng đồng, chứ không chỉ trông chờ vào nỗ lực của riêng ngành LĐ-TB&XH.

 

Trong vài năm trở lại đây, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” đã được huyện Kỳ Sơn đẩy mạnh trở thành một phong trào lớn, mang ý nghĩa cộng đồng và nhân văn sâu sắc. Phong trào được cụ thể hoá bằng nhiều hoạt động thiết thực như đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất, vận động xây nhà tình nghĩa, phát động quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” hàng năm, khám và cấp thuốc cho người có công… Kết quả là đến nay, Kỳ Sơn đã xoá xong nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ gia đình người có công. Ngoài ra, đối với 23 hộ (chiếm 6%) có nhà cột gỗ, bương, trát xi, lợp ngói, huyện đã xây dựng kế hoạch hỗ trợ kinh phí để nâng cấp nhà ở, sớm giúp các gia đình an cư ổn định cuộc sống. Riêng năm 2009, quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” của huyện Kỳ Sơn đã huy động được trên 110 triệu đồng; các đơn vị, tổ chức hỗ trợ theo địa chỉ trên 122 triệu đồng; tổng kinh phí hỗ trợ nâng cấp và xây dựng nhà tình nghĩa đạt gần 150 triệu đồng. Bên cạnh sự hỗ trợ bằng tiền, các ngành, đoàn thể và người dân địa phương mỗi năm đã giúp hàng nghìn ngày công để vận chuyển nguyên vật liệu làm nhà tình nghĩa; thường xuyên thăm hỏi và động viên các gia đình có hoàn cảnh neo đơn; hỗ trợ đột xuất các hoàn cảnh khó khăn, đau ốm. Đặc biệt, huyện còn trích quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” để hỗ trợ các gia đình chính sách nghèo mua trâu bò phát triển kinh tế… Đây là nguồn động viên thiết thực và ý nghĩa, thể hiện sâu sắc đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, tương thân tương ái của dân tộc ta. Sự tiếp sức đó đã tạo điều kiện để nhiều gia đình chính sách phát huy tinh thần vượt khó vươn lên./.

 

                                                                                         Phan anh

 

Các tin khác


Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục