(HBĐT) - Năm 2004, thủ tướng chính phủ đã phê duyệt chương trình “ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm”. Sau 5 năm triển khai, chương trình đã dành được những kết quả quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em nói chung, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng. Tuy nhiên, nhận thức về quyền trẻ em còn hạn chế đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác này.

 

Theo báo cáo của Sở LĐ-TB&XH, thời gian qua, toàn tỉnh có 35 trẻ em phải lao động sớm, lao động trong điều kiện nặng nhọc 3 trẻ em bị buôn bán, bắt cóc (được phát hiện), 4 trẻ em bị xâm hại, lạm dụng, 5 trẻ em lang thang, 1 trẻ em nghiện ma túy. Trong đó, chủ yếu là các em sống trong gia đình nghèo, các em thuộc vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa. nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do gia đình các em thuộc diện hộ nghèo, mặt khác không ít các em bị lao động sớn là do sống trong gia đình ly hôn, phải sống với ông bà hoặc cũng có nhiều trường hợp chủ yếu là con em đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã vùng sâu, vùng xa, các em phải đi nương đi rẫy phụ giúp bộ mẹ. Đáng chú ý là nhiều nạn nhân của những vụ xâm hại, lạm dụng tình dục lại là trẻ em trong các gia đình ly hôn, không được quan tâm, bên cạnh đó cũng có nhiều em do bố mẹ thường xuyên đi vắng để con ở nhà một mình nên bị lạm dụng. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa của thực trạng này là chưa tạo được thói quen và văn hóa ứng xử với trẻ em, mặt khác nhận thức về quyền của trẻ em của người dân còn nhiều hạn chế.

 

Trao đổi về vấn đề này, ông Mạc Trọng Thơ, Phó Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Mai Châu – một trong những huyện có tỷ lệ trẻ em phải lao động sớm khá cao cho biết: Tất cả bắt  nguồn từ nhận thức của người dân. Thực tế ở nhiều xã của huyện Mai Châu không có tình trạng trẻ em phải lao động sớm nhưng duy nhất ở hai xã đồng bào dân tộc Mông thì trẻ em phải đi làm nương rẫy giúp bố mẹ rất nhiều. Một phần do đời sống kinh tế còn nghèo, mặt khác do hạn chế trong nhận thức của họ.

 

Thực trạng này không chỉ diễn ra ở Mai Châu mà còn là bức xúc chung của nhiều địa phương trong tỉnh, trong đó có huyện kim Bôi. Tại một số xã nghèo của huyện miền núi này vẫn còn tình trạng trẻ em phải tham gia lao động tại các lò gạch, các khu khai thác đá, khai thác cát. Đây là những công việc tương đối nặng nhọc nhưng rất nhiều em mới ở tuổi 12 – 13 vẫn phải làm. Chị Nguyễn Thị Hoa ở xã Kim Tiến, một trong những người phụ nữ có đem con đi làm cùng tại lò gạch cho biết:  cháu lớn rồi, nhà khó khăn cũng phải tranh thủ kiếm tiền giúp bố mẹ mà đóng học. Cũng có chung tâm lý như chị Hoa, rất nhiều bậc phụ huynh ở đây đều quan điểm con cái lớn phải làm giúp bố mẹ, ít nhất là để phục vụ cho việc học hành của bản thân.

 

Không chỉ có các bậc cha mẹ, thậm chí khá nhiều cán bộ cập cơ sở đều chưa có nhận thức thực sự đúng đắn về quyền trẻ em. Theo bà Nguyễn Thị Thảo, trưởng phòng BVCSTE sở LĐ-TB&XH tỉnh cho biết: để quyền trẻ em được đảm bảo thì rất cần phải phổ cập rộng rãi hơn nữa quyền trẻ em, bởi hiện nay vấn đề tuyên truyền quyền trẻ em chưa thực sự được quan tâm ở cấp cơ sở, vùng sâu vùng xa, hẻo lánh. Chúng ta có khá nhiều các chương trình, dự án về CSBV trẻ em tại các xã, khi đó các cán bộ mới nhận thực rõ hơn về quyền trẻ em nhưng khi dự án rút đi thì tính bền vững của nó cũng không còn vì vậy nhận thực về quyền trẻ em nhưng cũng chỉ dừng lại ở đó.

 

Mặt khác, đội ngũ cán bộ làm công tác còn thiếu và chưa qua đào tạo cơ bản cũng là một khó khăn rất lớn trong việc đảm bảo quyền lợi trẻ em, đặc biệt đối với trẻ em khuyết tật, tàn tật, trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại... Thực tế hiện nay,  để có được cán bộ tâm huyết với công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em lâu dài rất khó khăn, nhất là ở cấp xã. Cùng một lúc kiêm nhiệm cả cán bộ chính sách xã hội, cán bộ xoá đói giảm nghèo… nên hầu hết những cán bộ này có rất ít thời gian để trực tiếp xuống cơ sở, rà soát đối tượng. Mặt khác, chỉ là cán bộ bán chuyên trách hưởng 50% định mức lương tối thiểu nên không ít trường hợp cán bộ cơ sở thường xuyên luân chuyển. Chính sự biến động đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc rà soát, thống kê đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nên các em chưa được hỗ trợ kịp thời. Thậm chí có nhiều trường hợp trẻ em bị bạo hành nhưng chủ yếu lại do người dân phát giác, trong khi hỏi thì cán bộ chuyên trách lại không hề biết.

 

Công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em ngày càng được xã hội đòi hỏi đáp ứng yêu cầu cao hơn, nhiều vụ việc liên quan đến trẻ em phức tạp hơn. Thực tế đó đòi hỏi ngành lao động thương binh xã hội cần có những giải pháp toàn diện, trong đó ngoài yếu tố về con người, nhân lực còn rất cần xã hội hoá công tác trẻ em. Muốn vậy trước hết ngành cần quan tâm hơn nữa đến việc nâng cao nhận thức của gia đình và toàn xã hội về Chăm sóc và bảo vệ trẻ em.

                                                                                              

                                                                                            Đinh Hoà 

 

Các tin khác


Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục