Ngày 3-10, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) phối hợp UBND thành phố Hà Nội tổ chức thông xe dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng - Hòa Lạc và gắn biển đặt tên công trình là Ðại lộ Thăng Long. Ðây là một trong những công trình giao thông trọng điểm được Ban chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội chọn là công trình hoàn thành chào mừng Ðại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Dự lễ, có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng; Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, cùng lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các bộ, ban, ngành, các nhà thầu và đại diện công nhân tham gia xây dựng công trình.

Ðại lộ Thăng Long là đại lộ dài nhất và hiện đại nhất Việt Nam hiện nay, có chiều dài hơn 29 km, điểm đầu giao cắt giữa vành đai 3 Hà Nội với đường Láng - Hòa Lạc tại nút giao Trung Hòa, điểm cuối là nút giao Hòa Lạc, giao cắt với quốc lộ 21 - đường Hồ Chí Minh. Chiều rộng tuyến đường 140 m, gồm hai dải đường cao tốc riêng biệt, quy mô sáu làn xe, hai dải đường đô thị hai làn xe cơ giới rộng 10,5m; dải phân cách giữa hai đường cao tốc rộng 20 m; hai dải đất dự trữ giữa hai dải đường đô thị, ngoài ra còn dải trồng cây xanh và vỉa hè. Trên tuyến đường có 51 cầu bê-tông cốt thép và bê-tông cốt thép dự ứng lực vượt sông, vượt nút giao. Toàn tuyến có ba nút giao liên thông hoàn chỉnh và không hoàn chỉnh. Tổng mức đầu tư dự án gần 7.600 tỷ đồng; trong đó, nguồn vốn ngân sách Trung ương 1.840 tỷ đồng, nguồn vốn của TP Hà Nội 5.687 tỷ đồng.


Ðối với ngành GTVT, Ðại lộ Thăng Long là tuyến đường cao tốc đô thị đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam, do các kỹ sư và các nhà thầu trong nước tự thiết kế, thi công hoàn toàn bằng nguồn vốn trong nước. Dự án do Bộ GTVT làm chủ đầu tư; Ban Quản lý dự án Thăng Long là đại diện chủ đầu tư; Tổng công ty tư vấn thiết kế GTVT (TEDI) là đơn vị tư vấn thiết kế. Công trình do các đơn vị xây dựng hàng đầu trong ngành giao thông gồm CIENCO 1, CIENCO 4, CIENCO 8, Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long và các đơn vị ngoài ngành thi công, trong đó Tổng Công ty xuất khẩu xây dựng Việt Nam (VINACONEX) giữ vai trò Tổng thầu xây lắp.


Phát biểu  ý kiến tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Tôi rất ấn tượng và tự hào khi được biết Ðại lộ Thăng Long là tuyến đường cao tốc đô thị đầu tiên tại Việt Nam được xây dựng hoàn toàn bằng nội lực, do các kỹ sư và các nhà thầu trong nước tự thiết kế, thi công bằng nguồn vốn trong nước. Ðại lộ Thăng Long có ý nghĩa chiến lược với sự phát triển khu vực phía tây Thủ đô vì đây là con đường nằm ở vị trí đầu mối, nối đường Hồ Chí Minh với địa bàn Thủ đô và nhiều tỉnh bạn. Ðại lộ Thăng Long còn kết nối  khu vực trung tâm Thủ đô với các chuỗi đô thị vệ tinh đang trong quá trình phát triển và các khu du lịch giàu tiềm năng. Ðặc biệt, tuyến đường được coi là tiền đề cơ bản để phát triển Khu công nghệ cao Láng - Hòa Lạc, một trong những dự án, có tác động lớn tới kinh tế của đất nước. Bên cạnh đó, tuyến đường có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển mở rộng Thủ đô về phía tây và tây nam, tạo ra một Thủ đô hiện đại và văn minh. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cùng lãnh đạo các bộ, ngành và TP Hà Nội đã làm lễ gắn biển đặt tên công trình chính thức, cắt băng thông xe Ðại lộ Thăng Long.
 
                                                                     Theo Báo Nhandan

Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: Khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động tỉnh

Chiều 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh.

Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục