Trồng rừng nguyên liệu là thế mạnh phát triển kinh tế của huyện Lạc Thủy giúp giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Trồng rừng nguyên liệu là thế mạnh phát triển kinh tế của huyện Lạc Thủy giúp giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương.

(HBĐT)- Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thủy đang ra sức phấn đấu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác tối đa tiềm năng nhằm đưa KT-XH huyện lên tầm cao mới. Lạc Thủy đang là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh với hàng chục dự án đăng ký và đang triển khai trên địa bàn.

 

Mùa xuân đã về xua đi những vất vả bởi một năm gắng sức xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư của Lạc Thủy. Là huyện phía nam của tỉnh, Lạc Thủy có hệ thống giao thông khá thuận lợi với đường Hồ Chí Minh đi qua, quốc lộ 21A, tỉnh lộ 438 chạy qua và hệ thống giao thông đường thủy nối liền các tỉnh đồng bằng, tạo nhiều thuận lợi trong giao thương, phát triển kinh tế. Ngoài ra, Lạc Thủy có nguồn tài nguyên sẵn có đảm bảo sản xuất vật liệu xây dựng, các sản phẩm từ rừng cũng như thiên nhiên ưu ái nhiều danh lam thắng cảnh. Mặt khác, khu công nghiệp Thanh Hà đã được Chính phủ phê duyệt đang hoàn tất thủ tục đang là điển đến hấp dẫn các nhà đầu tư. Bởi vậy, Lạc Thủy được xác định là trọng điểm thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ của tỉnh.

 

Với thế mạnh sẵn có, trong nhiều năm qua, Lạc Thuỷ đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất đồi rừng theo hướng tích cực, chuyển từ trồng các loại cây lấy gỗ sang trồng các loại cây có giá trị hàng hoá cao và cây ăn quả. Ở một số địa bàn, việc trồng cây ăn quả đang dần trở thành thế mạnh của nhiều hộ dân. Mô hình vườn rừng đã xuất hiện và ngày càng khẳng định, phù hợp với chủ trương của Đảng và thích hợp với điều kiện của địa phương. Đời sống của người dân làm nghề rừng đã từng bước được cải thiện và đã xuất hiện một số hộ giàu lên từ làm kinh tế rừng.

 

Không những vậy, trong một vài năm lại đây, hàng chục nhà đầu tư trong, ngoài tỉnh đã xin cấp phép đầu tư vào huyện với tổng vốn đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Trong đó có nhiều dự án đã được cấp phép đầu  tư xây dựng. Nhiều doanh nghiệp đã từng bước sản xuất- kinh doanh đem lại hiệu quả kinh tế, giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương. Ông Trần Văn Tiệp, Bí thư Huyện ủy huyện phấn khởi: Trong nhiều năm nay, Lạc Thủy có nhiều cố gắng hỗ trợ doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp triển khai các dự án đầu tư. Do vậy, tình hình triển khai các dự án trên địa bàn huyện được đánh giá thực hiện khá tốt.

 

Theo thông tin của các ngành chức năng, mặc dù còn có nhiều khó khăn, song có khá nhiều doanh nghiệp đang triển khai hoạt động như: Công ty CP Đầu tư phát triển Hữu Lợi đầu tư nhà máy gạch tại xã Phú Thành; dự án kinh doanh trồng rừng kinh tế bền vững tại xã Lạc Long, chủ đầu tư đã triển khai xây dựng 3 km đường giao thông; đào vét, uốn dòng suối 3 km; khai phá, cải tạo hàng chục ha rừng đồng thời trồng, chăm sóc hàng chục ha bầu, cây cam đường canh trên diện tích 25 ha. Ngoài ra, các dự án khác đã, đang được các doanh nghiệp triển khai hoàn tất về mặt thủ tục, xây dựng hạ tầng, điển hình như: dự án sản xuất gạch của Công ty CP sản xuất vật liệu xây dựng và dịch vụ thương mại Thành Long; dự án làng Đá Bạc, xã Phú Thành; dự án xây dựng khách sạn Biển Việt - Động Tiên tại xã Phú Lão; dự án sản xuất gạch Kim Chính, xã Thanh Nông; dự án khai thác than tại xã Lạc Long; dự án khai thác quặng xã An Bình và dự án khai thác than, dự án trồng rừng sinh thái xã Đồng Môn…

 

Với các doanh nghiệp Nhà nước đã được huyện sắp xếp lại theo hướng phù hợp với nền kinh tế thị trường. Giá trị sản lượng, các sản phẩm chủ yếu của ngành sản xuất CN- TTCN hàng năm đều tăng. Sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp Lạc Thuỷ là đá hộc (15.000 m3), cát, sỏi (40 – 50.000 m3), gạch xây dựng (2 triệu viên), xay xát lương thực (15.000 tấn); một số sản phẩm chế biến từ gỗ như ván sàn, bàn ghế và sản phẩm may mặc, các loại đồ uống, rượu.

 

 Giải pháp chủ yếu của Lạc Thủy trong thời gian tới vẫn là: tiếp tục thực hiện đề án phát triển CN-TTCN huyện giai đoạn 2008-2015; tổ chức các lớp đào tạo nghề cho người lao động bằng các nguồn kinh phí khuyến công quốc gia, kinh phí của huyện và các nguồn vốn khác. Huyện cũng tập trung kiểm tra, đôn đốc cơ sở hoàn thành tốt kế hoạch, sản xuất đảm bảo an toàn, chất lượng sản phẩm đủ sức cạnh tranh ra tỉnh ngoài. Phát huy hơn nữa thế mạnh, Lạc Thủy huy động các nguồn vốn đền bù giải phóng mặt bằng, thu hút vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp đã được phê duyệt, vận dụng chính sách ưu đãi tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính và mặt bằng để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư tại huyện, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

 

Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển KT-XH, năm 2010, Lạc Thủy duy trì tốc độ tăng trưởng ước đạt 14,4% với giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt gần 32.000 triệu đồng.

 

Mùa xuân cũng báo hiệu một sự phát triển mới. Nhưng quan trọng hơn, nhiều dự án đầu tư mới được tiếp nhận sẽ là tiền đề quan trọng giúp cho ngành công nghiệp, dịch vụ của huyện Lạc Thuỷ tiếp tục phát triển ổn định trong những năm tới, góp phần quan trọng trong sự nghiệp CNH-HĐH.

 

 

 

                                                                                      Hồng Trung

 

 

 

Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: Khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động tỉnh

Chiều 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh.

Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục