Lãnh đạo tỉnh và huyện Cao Phong thăm vườn cam chất lượng cao tại thị trấn Cao Phong

Lãnh đạo tỉnh và huyện Cao Phong thăm vườn cam chất lượng cao tại thị trấn Cao Phong

(HBDT) - Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2005-2010, huyện Cao Phong đã tạo được những dấu ấn đáng ghi nhận trong xây dựng, củng cố hệ thống chính trị; đẩy mạnh phát triển KT-XH, giữ vững QP-AN.

 

Đảng bộ huyện Cao Phong hiện có 34 chi, đảng bộ trực thuộc với 2.574 đảng viên. Năm 201, đã có 97% chi, đảng bộ đạt trong sạch, vững mạnh. Huyện đã xoá được tình trạng “xóm trắng” về chi bộ Đảng.  Đó là sự tiếp nối những thành tích trong phát triển KT-XH, giữ vững QP-AN mà huyện từng tạo được từ nhiều năm trước. Đã có một thời sau tái lập tỉnh, các xã thuộc Mường Thàng đã được tỉnh đánh giá là điển hình xuất sắc về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, tạo hiệu ứng tốt trong toàn tỉnh. Điển hình như xã Dũng Phong đưa cây mía tím xuống ruộng và vùng mía tím Cao Phong được nhiều nơi đến học hỏi. Vùng cam, quýt cũng được coi là “thủ phủ” cây ăn quả của tỉnh. Tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp càng có sức sống mạnh mẽ hơn tại cơ sở khi huyện Cao Phong được thành lập và triển khai ngày càng hiệu quả hơn bằng các chương trình hành động có tính khả thi cao. Trong nhiệm kỳ vừa qua, Huyện ủy đã ban hành, triển khai các nghị quyết phát triển chăn nuôi giai đoạn 2006-2010( nghị quyết số 03-NQ/HU), nghị quyết về phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp giai đoạn 2006-2010, về phát triển kinh tế rừng giai đoạn 2009-2015… Năm 2010 là năm kết thúc nhiệm kỳ 2005-2010, huyện tiếp tục khẳng định được bằng những kết quả khả quan: tăng trưởng kinh tế đạt 14,2%; thu nhập bình quân đầu người đạt 13,6%; tỷ lệ hộ nghèo còn 27,76% ( chuẩn mới). Để có được những thành tựu đó, huyện đã bám sát chương trình hành động nhiệm kỳ XXV, xây dựng các nhóm giải pháp cụ thể, phù hợp với tình hình địa phương. Trong đó, các cấp uỷ, chính quyền tập trung lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá; quy hoạch các vùng chuyên canh cây ăn quả, cây công nghiệp có giá trị kinh tế. Huyện đã có tổng diện tích gieo trồng cả năm 7.463 ha, trong đó có 2.492 ha mía, 557 ha cây có múi, 293 ha cây ăn quả khác). Năm qua, sản lượng cam, quýt đạt gần 9.000 tấn. Hiện tại, huyện có 70% diện tích đất nông nghiệp cho thu nhập bình quân trên 100 triệu đồng/ha/năm. Trong tổng thể, tỷ lệ nông, lâm, ngư nghiệp trong cơ cấu kinh tế đạt 51,5%; CN-TTCN, xây dựng chiếm 26,5%; du lịch - dịch vụ chiếm 22%. Hơn 95% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia, huyện có 10 trường chuẩn quốc gia, 5/13 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia...

  

Thực hiện các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc, tỉnh, và huyện nhiệm kỳ 2010-2015, Đảng bộ huyện đã xác định rõ điểm yếu và thế mạnh trong quá trình triển khai. Từ thực tế phát triển huyện, Huyện uỷ Cao Phong đã xây dựng nhiều chương trình hành động có ý nghĩa đối với thực tiễn. Trong đó, hướng sức mạnh của toàn huyện thực hiện thành công 14 chỉ tiêu ( đến năm 2015). Trong các nhiệm vụ và giải pháp, huyện đã rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể về phát triển KT-XH của huyện giai đoạn 2011-2015; xúc tiến quy hoạch một số lĩnh vực: phát triển công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, hoàn chỉnh kế hoạch nông thôn mới (xã Dũng Phong) theo 19 tiêu chí của Chính phủ. Tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng của ngành chăn nuôi, nghề rừng, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản. Trong đó, phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh, chuyên canh cao gắn với công nghiệp chế biến, dịch vụ tiêu thụ sản phầm. Quy hoạch, ổn định diện tích trồng cây ăn quả đặc sản, phát triển các giống cam, mía có giá trị kinh tế cao ( khu vực thị trấn Cao Phong và nhiều xã như: Dũng Phong, Tây Phong, Nam Phong, Đông Phong, Thu Phong, Bắc Phong...). Hướng tới xây dựng thương hiệu “cam, mía tím Cao Phong”, phát triển chăn nuôi đại gia súc theo mô hình trang trại nhỏ và vừa, kết hợp với chăn nuôi gia đình. ( Hiện nay, tổng đàn trâu, bò có 12.567 con, 26.957 đầu lợn và 205.000 gia cầm các loại)...Phát huy lợi thế của huyện để phát triển du lịch, dịch vụ. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể, huyện đã xây dựng các tuyến trọng điểm như lòng hồ sông Đà, du lịch văn hoá, tâm linh gắn với các di tích lịch sử như chùa Khánh (Yên Thượng), đền Chúa Thác Bờ (Thung Nai); triển khai dự án sinh thái hang Nước và Thạch Động Hoa Sơn ( khu 3-thị trấn Cao Phong)...Trong phát triển văn hoá - xã hội cần tạo bản sắc văn hoá Mường Thàng, một trong 4 Mường cổ ở tỉnh; chú trọng xây dựng các trường chuẩn, trạm y tế chuẩn quốc gia…

 

Đã có nền tảng khá vững trong công tác xây dựng Đảng, phát triển KT-XH, giữ vững QP-AN, huyện Cao Phong có đà và thế mạnh để vươn nhanh trong nhiệm kỳ 2010-2015./.

 

                                                                                 Văn Tưởng

 

Các tin khác


Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Yên Thủy

Sáng 6/5, tại xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đồng chí; Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn đã tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Yên Thủy. Dự hội nghị TXCT có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Đổi mới công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi, thời gian qua, công tác dân vận ở vùng ĐBDTTS được hệ thống chính trị các cấp của tỉnh chú trọng thực hiện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục