Cần chuyên nghiệp hóa việc nghiên cứu để tăng sức mạnh bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước.

Cần chuyên nghiệp hóa việc nghiên cứu để tăng sức mạnh bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước.

Việc nghiên cứu về Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông phải được phát triển mạnh trong môi trường đại học, nhằm đào tạo một lực lượng chuyên nghiệp để làm chủ lực.



Những công trình khoa học nghiên cứu về chủ quyền, lãnh thổ đất nước phải được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, có rất ít các công trình nghiên cứu về biển Đông, về chủ quyền biển đảo của Việt Nam được thực hiện một cách quy mô và chuyên nghiệp bởi các cơ quan, viện nghiên cứu nhà nước. Lực lượng chủ chốt nghiên cứu biển Đông hiện nay là các nhà nghiên cứu nghiệp dư. Đất Việt Online đã phỏng vấn Tiến sỹ Dương Danh Huy, một nhà nghiên cứu đã có nhiều công trình học thuật về biển Đông.

Hướng và phương pháp nghiên cứu về biển Đông trong thời gian sắp tới cần có thay đổi gì để nâng cao hiệu quả và phù hợp với hoàn cảnh mới?

Xu hướng từ quá khứ là sưu tầm các chứng cứ từ thời phong kiến hay thuộc địa về chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa. Lãnh vực nghiên cứu đó là cần thiết nhưng chưa đủ. Về Hoàng Sa, Trường Sa, chúng ta phải nghiên cứu cả về khía cạnh pháp lý của công hàm của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng và những vấn đề tương tự. Chúng ta không thể tránh những vấn đề đó, vì nếu chúng ta tránh thì Trung Quốc vẫn sẽ dùng để tuyên truyền. Về Biển Đông, chúng ta phải nghiên cứu về những giải pháp nhằm bảo vệ chủ quyền trên biển trong thực trạng chưa giải quyết được tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa.

Thạc sỹ Luật học Hoàng Việt từng "than phiền" rằng việc nghiên cứu về biển Đông của Việt Nam hiện nay gặp nhiều khó khăn do chưa được "chuyên nghiệp hóa". Trải nghiệm của ông về việc này thế nào?

Sẽ luôn luôn có nhiều khó khăn cho các nhà nghiên cứu nghiệp dư. Thứ nhất, thường là họ không được hưởng một quá trình đào tạo chuyên ngành. Thứ nhì, có thể có hạn chế cho họ trong cơ hội tiếp cận tài liệu và các nhà nghiên cứu trong cùng lãnh vực. Thứ ba, họ không có học bổng hay lương bổng, có nghĩa họ phải có công việc khác để sinh sống và thời gian nghiên cứu bị hạn chế. Thứ tư, khi gửi bài cho báo chí hay tạp chí quốc tế thì họ không được hưởng uy tín của một trường đại học hay cơ quan, cũng như uy tín của chức vụ, thí dụ như giáo sư, sinh viên tiến sĩ.

Vì vậy, việc nghiên cứu về Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông phải được phát triển mạnh trong môi trường đại học, nhằm đào tạo một lực lượng chuyên nghiệp để làm chủ lực. 

Còn giải quyến vấn đề “lép vế” về số lượng so với các nghiên cứu của nước ngoài, đặc biệt là của Trung Quốc, như thế nào, thưa ông?

Đã có rất nhiều các công trình học thuật về tranh chấp Biển Đông của các học giả nước ngoài được công bố. Cũng có một phần đáng kể những công trình của học giả Trung Quốc và học giả Hoa Kiều. Về công trình học thuật về tranh chấp Biển Đông được công bố thì có lẽ tính theo tỷ lệ Việt Nam ngang ngửa Trung Quốc.

Tuy nhiên, lực lượng người Việt vẫn thua lực lượng của Trung Quốc về bề sâu cũng như bề rộng. Về bề sâu, Trung Quốc có thẩm phán ở Toà án Công lý Quốc tế và Toà án Luật Biển Quốc Tế. Về bề rộng, có nhiều người Hoa là giáo sư trong các ngành luật pháp, chính trị trong các trường đại học trên thế giới – điều đó rất thuận tiện cho việc đăng bài có lợi cho Trung Quốc trên báo chí.

Vậy theo ông, cần làm gì để nâng tầm các công trình học thuật nghiên cứu về biển Đông của Việt Nam?

Tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông là vấn đề lâu dài, tình huống thay đổi theo thời gian. Điều quan trọng là chúng ta phải có một chương trình đào tạo và duy trì để có nguồn nhân lực về lâu về dài, nhằm luôn luôn có một lực lượng có chất lượng cao và có thể thích nghi. Tôi nghĩ nếu có một đề tài nghiên cứu ở cấp nhà nước như một dự án có điểm bắt đầu và điểm kết thúc thì sẽ không tối ưu. Thí dụ như kết quả của dự án có thể mất tính cập nhật sau vài năm. Có lẽ cách tốt hơn là lập một số trung tâm nghiên cứu về tranh chấp lãnh thổ trong một số trường đại học, với những người lãnh đạo có khả năng và nhiệt huyết. Cho đến khi Việt Nam còn phải đối phó với tranh chấp lãnh thổ, và có thể cả sau đó, chúng ta còn cần những trung tâm như thế.

 

                                            Theo DatViet

Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: Khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động tỉnh

Chiều 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh.

Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục