Tiếp tục Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khoá XIII, chiều 24/10, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường thảo luận về dự án Luật khiếu nại đã được tiếp thu, chỉnh lý. Theo kế hoạch, dự án Luật khiếu nại sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp này.

Điều hành phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị các đại biểu Quốc hội tập trung đi sâu phân tích, cho ý kiến về các vấn đề: phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; khiếu nại nhiều người; thẩm quyền giải quyết khiếu nại; trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại; tiếp công dân; khiếu nại, giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật cán bộ, công chức…

Mở đầu phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý trình bày Báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật khiếu nại.

Qua thảo luận, nhiều ý kiến đề nghị làm rõ khái niệm “khiếu nại nhiều người”. Đây là vấn đề nhạy cảm, phức tạp, đã và đang xảy ra trên thực tế, nhưng quy định như thế nào phải được cân nhắc kỹ về nhiều mặt.

Tiếp thu ý kiến của đại biểu, Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã bổ sung vào dự thảo Luật một số quy định về thụ lý các trường hợp khiếu nại nhiều người, trong đó có các hình thức khiếu nại như nhiều người khiếu nại thông qua đơn, nhiều người đến khiếu nại trực tiếp, địa điểm để công dân thực hiện khiếu nại nhiều người và quyết định giải quyết khiếu nại nhiều người… Còn trình tự, thủ tục giải quyết đối với khiếu nại nhiều người vẫn tuân thủ theo trình tự, thủ tục chung như giải quyết đối với từng người.

Về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, UBTVQH nhận thấy, các cơ quan có thẩm quyền phải có trách nhiệm đến cùng, tránh việc né tránh, đùn đẩy việc giải quyết khiếu nại lên cơ quan cấp trên, đồng thời tạo điều kiện cho họ khắc phục, sửa chữa kịp thời sai sót (nếu có). Trên thực tế, cơ chế này hàng năm đã giải quyết được từ 75 đến 80% số vụ việc khiếu nại. Tuy nhiên, cơ chế này phải được điều chỉnh về trình tự, thủ tục giải quyết theo hướng công khai, dân chủ và kịp thời hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người khiếu nại như rút ngắn thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu từ 30 ngày xuống còn 15 ngày.

Về xử lý đơn thư khiếu nại được gửi đến các cơ quan, tổ chức không có thẩm quyền giải quyết, UBTVQH cho rằng, người khiếu nại có nghĩa vụ khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết để tránh việc gửi đơn khiếu nại tràn lan. Do đó, vấn đề này cần được giải quyết theo hướng các cơ quan, tổ chức không có thẩm quyền giải quyết khiếu nại khi nhận được khiếu nại của công dân thì có trách nhiệm hướng dẫn công dân gửi đơn đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Tuy nhiên, theo UBTVQH vấn đề này không cần thiết quy định trong Luật mà cần quy định trong văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

Thảo luận tại Hội trường, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (TP Đà Nẵng) đề nghị cân nhắc bổ sung một điều vào chương I về vấn đề phòng ngừa, ngăn chặn phát sinh khiếu nại, với nội dung: Cơ quan tổ chức, cá nhân có trách nhiệm kiểm tra xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật của mình nếu thấy trái pháp luật thì kịp thời sửa chữa, khắc phục để tránh phát sinh khiếu nại.

Theo lý giải của đại biểu Kim Thúy, quản lý là một hoạt động hết sức đa dạng, phong phú, nó diễn ra hằng ngày, hằng giờ trên mọi khía cạnh của đời sống. Mặt khác, hoạt động quản lý đòi hỏi sự nhanh nhạy, kịp thời để xử lý nhiều tình huống đặt ra. Do đó, khi thực hiện công tác quản lý thông qua việc ban hành các quyết định hành chính và thực hiện hành vi hành chính khó có thể bảo đảm chắc chắn tính đúng đắn trong quyết định cũng như hành vi của mình. Do đó, trong công tác tự kiểm tra, xem xét lại quá trình thực hiện là hết sức quan trọng. Đây cũng chính là trách nhiệm của các cơ quan hành chính trong quá trình hoạt động quản lý trước khi xảy ra khiếu nại.

Đại biểu Trịnh Thị Thanh Bình (Bến Tre) đề nghị bổ sung thêm điều 6 một khoản về hành vi nghiêm cấm lợi dụng việc khiếu nại để tuyên truyền, hoạt động chống phá nhà nước bởi trên thực tế đã xảy ra tình trạng người khiếu nại chưa biết đúng hay sai, nhưng do bức xúc đã thành lập một đoàn rồi câu kết với các tổ chức chống phá nhà nước.

Về vấn đề khiếu kiện đông người, đại biểu Thanh Bình đề nghị bổ sung nội dung khiếu kiện phải xuất phát từ yêu cầu cụ thể và cơ quan có thẩm quyền giải quyết phải ra quyết định cụ thể, kịp thời từng trường hợp, để tránh tình trạng nhiều người khi đi khiếu nại thì huy động đông người để gây áp lực và làm tình hình thêm phức tạp.

Ngoài ra, một số vấn đề về tiếp công dân; về khiếu nại, giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật cán bộ công chức; về trách nhiệm cơ quan, tổ chức trong giải quyết khiếu nại, vấn đề hành vi bị nghiêm cấm và xử lý vi phạm về giải quyết khiếu nại, vấn đề thời hạn thụ lý, giải quyết khiếu nại cũng được các đại biểu đặc biệt quan tâm.

Sáng nay(25/10), Quốc hội thảo luận ở hội trường./.

 

                                                                         Theo Báo ĐCSVN

Các tin khác


Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Yên Thủy

Sáng 6/5, tại xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đồng chí; Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn đã tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Yên Thủy. Dự hội nghị TXCT có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Đổi mới công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi, thời gian qua, công tác dân vận ở vùng ĐBDTTS được hệ thống chính trị các cấp của tỉnh chú trọng thực hiện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục