Đại biểu QH Nguyễn Tiến Sinh phát biểu tham luận tại Hội trường.

Đại biểu QH Nguyễn Tiến Sinh phát biểu tham luận tại Hội trường.

(HBĐT) - Ngày 26/10, Quốc hội thảo luận ở Hội trường về báo cáo về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; Công tác của Viện Trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; công tác thi hành án và công tác đặc xá (kết hợp thảo luận về tình giải quyêt khiếu nại, tố cáo của công dân).

 

Phát biểu đóng góp ý kiến tại hội trường về  các nội dung trên, cơ bản các ý kiến đánh giá rất cao Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp về tình hình công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong năm 2011, đồng thời cũng chia sẻ với những khó khăn thực tế của các ngành chức năng. Công tác phòng, chống tội phạm, phòng chống vi phạm pháp luật trong thời gian qua đã được các cấp, các ngành quan tâm, chính điều đó đem lại trật tự an toàn xã hội và cuộc sống bình yên trong nhân dân.

Tại buổi thảo luận, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh – Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình đồng tình với một số nhóm giải pháp do Chính phủ đưa ra bao gồm 6 nhóm giải pháp. Đồng thời đề nghị quan tâm thêm một số nội dung như: Cần tập trung làm tốt hơn nữa công tác giáo dục, trong đó giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức lối sống và giáo dục ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, nơi chưa có điều kiện thuận lợi để tiếp cận đối với các thông tin, kiến thức về pháp luật cũng như thông tin xã hội khác để từng bước trang bị  ý thức chấp hành pháp luật đối với đối tượng này. Đề nghị các cơ quan tham mưu cho Chính phủ và các Bộ, ngành cần rà soát hệ thống pháp luật để tránh tình trạng lợi dụng những sơ hở của pháp luật để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật và phạm tội. Quan tâm đầu tư xây dựng lực lượng bảo vệ  pháp luật đủ mạnh. Tăng cường quân số và  trang thiết bị, điều kiện đủ mạnh để hoàn thành nhiệm vụ.

Cũng trong phiên thảo luận, đại biểu  Bạch Thị  Hương Thủy của Đoàn đại biểu Quốc hội Hòa Bình nêu ý kiến: Hiện nay, cơ sở vật chất trang thiết bị  phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ phòng, chống các loại tội phạm còn hạn chế, chưa đáp ứng được so với nhu cầu đấu tranh với các loại tội phạm hoạt động ngày càng tinh vi, xảo quyệt và manh động. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tư pháp còn nhiều hạn chế, nhất là  công tác tuyển dụng cán bộ cần có một cơ  chế mở để đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ hiện nay. Đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét cho nâng cấp trường bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát lên thành học viện. Đồng thời xem xét đến hệ  số lương và phụ cấp thâm niên nghề cho cán bộ, công chức ngành tư pháp.  

     

         Đại biểu  QH Bạch Thị  Hương Thủy đóng góp ý kiến tại kỳ họp. 

 

* Ngày 27/10,  QH thảo luận ở Hội trường về  kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội  năm 2011và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội  năm 2012.                   

Phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Cao Sơn, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình nêu rõ 3 nhóm ý kiến:

      Một là, Chính phủ đưa ra các giải pháp trong điều hành kinh tế những tháng cuối năm tiếp tục thực hiện Nghị quyết 11 là hợp lý. Muốn ngăn chặn lạm phát, đòi hỏi phải có chính sách đồng bộ về cả chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Kinh tế nước ta thường lặp đi lặp lại của chu kỳ: Lạm phát - suy giảm - lạm phát. Do đó, Chính phủ cần có giải pháp hài hòa giữa ổn định kinh tế vĩ mô với kiềm chế lạm phát; ổn định kinh tế vĩ mô với tăng trưởng hợp lý và bền vững. Để khắc phục tình trạng trên, Chính phủ cần tập trung mục tiêu phát triển kinh tế dài hạn, trước mắt có thể chấp nhận hạ lạm phát từ từ để gắn thúc đẩy phát triển kinh tế. Hiện nay, chỉ số ICOR của Việt Nam đã có cải thiện đáng kể, tuy nhiên vẫn còn ở mức cao so với các nước trong khu vực và thế giới. Chính phủ cần có giải pháp để giảm dần lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng. Đây là điều kiện cần thiết, vì những tháng cuối năm, sản xuất kinh doanh sẽ cần nhiều vốn hơn, nếu nút thắt này không được giải tỏa thì nguy cơ thiếu nguồn cung hàng hóa sẽ xảy ra. Chính phủ có giải pháp điều chỉnh giá cho các dự án đang thi công sử dụng vốn từ ngân sách Nhà nước vì với mức biến động giá nguyên vật liệu của những tháng đầu năm 2011 đã tăng trên 20% so với cùng kỳ năm 2010, trong khi đó mức dự phòng cho yếu tố trượt giá tối đa là 10% thì các doanh nghiệp xây dựng sẽ không thể bù đắp được chi phí, việc thi công sẽ kéo dài, gây hậu quả lãng phí.

       Hai là, trong thời gian qua, các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải chịu tác động mạnh từ những bất ổn của nền kinh tế thế giới và trong nước. Trong đó, khó khăn lớn nhất là vấn đề tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính. Theo số liệu của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, hiện nay các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, chỉ có khoảng 20% các doanh nghiệp được vay vốn thường xuyên. Để giúp các doanh nghiệp giải quyết khó khăn về tiếp cận nguồn vốn, đề nghị các bộ, ngành liên quan hoàn thiện Đề án thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

   Ba là, vấn đề về chính sách đầu tư cho dân tộc và miền núi trong thời gian vừa qua đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, thông qua các chương trình dự án như: chương trình 134; 135; chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây bắc theo Nghị quyết số 37 của Bộ Chính trị và hàng loạt các dự án khác đã góp phần bảo đảm tốc độ phát triển kinh tế của khu vực tăng xấp xỉ 10 %/năm. Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm 5%; các xã đã có đường, có trường học và trạm y tế. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của cả nước thì khu vực này còn rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng cơ bản vẫn là điểm xuất phát thấp, vị trí địa lý phức tạp và những bất cập trong việc triển khai chương trình, dự án cho các xã đặc biệt khó khăn. Các cấp, các ngành đã đề cập vấn đề này nhiều nhưng vẫn không đưa ra được cơ chế chính sách cụ thể. Bên cạnh đó, định mức hỗ trợ đầu tư thấp, nhiều dự án nhỏ, lẻ, chồng chéo dẫn đến hiệu quả công trình chưa cao.

      

Đại biểu QH Nguyễn Cao Sơn phát biểu thảo luận về kế hoạch phát triển KT-XH.

Từ  những phân tích trên, đề nghị Nhà nước cần có chiến lược phát triển đồng bộ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Lựa chọn những lĩnh vực trọng điểm, những vấn đề bức xúc nhất để tập trung nguồn lực giải quyết. Sớm xây dựng và ban hành khung pháp lý về chính sách đối với khu vực dân tộc thiểu số và miền núi sát với thực tiễn. Trước mắt, đề nghị Chính phủ cho tiếp tục thực hiện các dự án hỗ trợ để bảo đảm an sinh xã hội cho đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa.

 

                                                            Bích Ngọc

                                    (Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh) Tổng hợp

 

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Yên Thủy

Sáng 6/5, tại xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đồng chí; Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn đã tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Yên Thủy. Dự hội nghị TXCT có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục