Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh, Phó trưởng Đoàn đại biểu QH tỉnh Hoà Bình chất vấn các Bộ trưởng. (Ảnh: Bích Ngọc- TTV).

Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh, Phó trưởng Đoàn đại biểu QH tỉnh Hoà Bình chất vấn các Bộ trưởng. (Ảnh: Bích Ngọc- TTV).

(HBĐT) - Tại kỳ họp thứ hai, QH khóa XIII, nhiều ý kiến cử tri tỉnh ta đã được Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh truyền tải tới Quốc hội. Thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã chất vấn Bộ GT-VT và Bộ Y tế. Báo Hoà Bình xin giới thiệu nội dung chính của các cuộc chất vấn.

 

* Chất vấn Bộ GT-VT: “Thực hiện Nghị Quyết số 11 của Chính phủ về một số giải pháp điều hành KT-XH, trong đó có chủ trương cắt, giảm, hoãn hàng loạt các công trình xây dựng, trong đó có công trình giao thông. Từ quy định này, trên  địa bàn tỉnh Hòa Bình nói riêng và cả nước nói chung hàng loạt các công trình cải tạo nâng cấp hoặc xây dựng mới, các tuyến đường đang thi công dở dang phải đình hoãn chậm tiến độ. Điều đó ảnh hưởng rất lớn tới đời sốngKT-XH  của đông đảo nhân dân và làm gia tăng tai nạn giao thông. Xin hỏi Bộ trưởng tới đây Bộ có giải pháp gì để sớm khắc phục tình trạng trên”.

 

Trả lời chất vấn của Đoàn đại biểu Quốc hộị tỉnh Hòa Bình, Bộ GT-VT đã có Công văn số 7405, ngày 9/11/2011 trả lời như sau: Để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 11 của Chính phủ (Nghị quyết 11), Bộ GT-VT cùng đoàn công tác của Chính phủ do Bộ KH&ĐT dẫn đầu đã rà soát toàn bộ danh mục các dự án theo tiêu chuẩn của Nghị quyết 11 xác định danh mục các dự án đáp ứng tiêu chí tiếp tục triển khai đầu tư và các dự án tạm dừng, tạm hoãn.

 

Bộ GT-VT nhất trí với ý kiến của đại biểu, việc đình hoãn các dự án đang thi công dở dang có ảnh hưởng nhất định tới đời sống KT-XH của đông đảo nhân dân và làm gia tăng tai nạn giao thông. Ngoài ra, còm làm phát sinh một số chi phí, tổn thất đối với các hạng mục dở dang, phát sinh một số thủ tục trong quản lý đầu tư xây dựng hiện nay chưa có quy định điều chỉnh.

 

Bộ GT-VT đã có văn bản số 2879 ngày 19/5/2011 báo cáo Thủ tướng Chính phủ các khó khăn, vướng mắc khi đình hoãn các dự án theo Nghị quyết 11 và các kiến nghị nhằm bảo đảm an toàn giao thông, hạn chế tối đa các tổn thất đối với các công trình đang thi công dở dang cũng như đời sống nhân dân. Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đang giao cho Bộ KH&ĐT chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Xây dựng nghiên cứu, xử lý.

 

Trong thời gian tới, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đang chỉ đạo rà soát lại toàn bộ các danh mục các dự án đang thi công dở dang và xử lý theo hướng: Cân đối nguồn vốn năm 2011 để tập trung cho các dự án có thể hoàn thành trong năm 2011; Xác định danh mục các dự án cần phải hoàn thành năm 2012 để ưu tiên bố trí vốn trong kế hoạch được phân bổ năm 2012. Đối với các dự án còn lại, rà soát đánh giá và lập danh mục các dự án có khả năng chuyển đổi sang hình thức đầu tư hợp tác nhà nước - tư nhân (BOT, BT…) đồng thời kêu gọi đầu tư từ khu vực tư nhân. Đối với các dự án không thể chuyển đổi hình thức đầu tư, Bộ GT-VT sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để kêu gọi nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện. Trường hợp không có nguồn vốn hợp pháp khác sẽ phải tạm dừng, đình hoãn.

 

Song song đó, Bộ GT- VT đang chỉ đạo các chủ đầu tư, các Ban QLDA thực hiện các thủ tục liên quan để ngăn ngừa các thiệt hại do phải giãn tiến độ, đảm bảo an toàn giao thông, hạn chế tối đa ảnh hướng của việc đình hoãn các dự án đang triển khai đến đời sống nhân dân. Tập trung thi công dứt điểm đến điểm dừng kỹ thuật đặc biệt ưu tiên khu vực đông dân cư, các hạng mục có nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa lũ, tổ chức công tác đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến, tổ chức quản lý mặt bằng công trường, hoàn chỉnh các thủ tục quản lý đầu tư xây dựng phát sinh do việc đình hoãn.

 

* Chất vấn đối với Bộ Y tế: “Hiện nay công tác chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho nhân dân (đặc biệt là nhân dân vùng các dân tộc thiểu số, vùng núi, vùng đặc biệt khó khăn) còn rất hạn chế. Nguyên nhân được xác định là: Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, đội ngũ y bác sỹ tuyến cơ sở và y tế xã chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức. Phần lớn người bệnh khi chuyển lên tuyến trên đều khó khăn trong chữa trị…. Xin hỏi Bộ trưởng có giải pháp gì để nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh cho y tế tuyến cơ sở, y tế xã đáp ứng lòng mong mỏi của cử tri và nhân dân”.

 

Trả lời chất vấn của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình, Bộ Y tế đã có Công văn số 7220, ngày 10/11/2011 trả lời như sau:  Thời gian vừa qua, ngành y tế nói chung và y tế tuyến cơ sở nói riêng đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ quan tâm đầu tư nâng cấp về cơ sở hạ tầng, thông qua các đề án sử dụng nguồn trái phiếu Chính phủ. Cụ thể: Năm 2008 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp Bệnh viện đa khoa huyện và Bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác giai đoạn 2008 - 2010 và Đề án “Đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các bệnh viện chuyên khoa lao, tâm thần, ung bướu, chuyên khoa nhi và một số bệnh viện đa khoa tỉnh thuộc miền núi, khó khăn sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác giai đoạn 2009 - 2013”. Với hai Đề án trên, đấy là điều kiện rất thuận lợi để ngành Y tế có nguồn vốn đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các bệnh viện các tuyến.

 

Bên cạnh việc nâng cấp cơ sở vật chất cho các bệnh viện tuyến cơ sở, Bộ Y tế cũng tiếp tục tập trung chỉ đạo triển khai một số giải pháp sau:

 

Một là, các giải pháp hành chính: Tiếp tục quán triệt, triển khai các giải pháp thực hiện tốt Chỉ thị 06, ngày 7/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân, Chương trình số 527,  ngày 18/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế về nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh vì mục tiêu đáp ứng sự hài lòng của người bệnh bảo hiểm y tế. Cải cách thủ tục hành chính, giảm phiền hà trong tiếp đón, khám chữa bệnh và thanh toán viện phí. Tăng cường tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân viên y tế về y đức, tầm quan trọng của công tác giao tiếp ứng xử và tăng cường kỹ năng giao tiếp ứng xử của cán bộ, nhân viên y tế. Đẩy mạnh giáo dục kỹ năng giao tiếp ứng xử của cán bộ nhân viên y tế đối với người bệnh, người nhà bệnh nhân.

 

Hai là, tăng cường nhân lực, chuyên môn, kỹ thuật: Chống lạm dụng thuốc, kỹ thuật, xét nghiệm. Tăng cường công tác dược bệnh viện, phát huy vai trò của Hội đồng thuốc và điều trị, thực hiện tốt đấu thầu thuốc, đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho điều trị nội trú, ngoại trú. Bảo đảm việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả. Thực hiện và kiểm soát tốt các quy trình chuyên môn, kỹ thuật, y lệnh điều trị….Tiếp tục phát huy và thực hiện Đề án 1816 về luân phiên cán bộ chuyên môn từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ bệnh viện tuyến dưới. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho cơ sở khám chữa bệnh, chú trọng việc đào tạo để có nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn sâu, đồng bộ, kế thừa để bảo đảm việc thực hiện các kỹ thuật theo phân tuyến và tiến tới thực hiện các kỹ thuật cao hơn. Tăng cường nhân lực y tế đảm bảo đủ nhân lực để triển khai chăm sóc toàn diện. Mở rộng triển khai các mô hình chăm sóc người bệnh toàn diện. Duy trì và bổ sung bác sỹ về hoạt động tại trạm y tế xã. Nghiên cứu cơ chế đi luân phiên nghĩa vụ, phục vụ tại tuyến y tế cơ sở. Nâng cao năng lực quản lý điều hành của cán bộ lãnh đạo, quản lý của các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng hoạt động, thực hiện quy chế chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh của các bệnh viện. Từng bước triển khai Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 3447, ngày 22/9/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám, chữa bệnh, ứng dụng telemedicine để hỗ trợ chuẩn đoán điều trị cho các bệnh viện tuyến dưới. Tổ chức hướng dẫn thực hiện cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề đang tham gia khám bệnh, chữa bệnh ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước.

      

Ba là, về kiểm tra, giám sát: Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn quản lý chất lượng khám chữa bệnh. Kiểm định chất lượng bệnh viện theo hướng xây dựng đơn vị kiểm định độc lập về chất lượng khám chữa bệnh.

     

Bốn là, về chính sách:  Đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính, điều chỉnh mức thu hợp lý. Đổi mới phương thức chi trả dịch vụ khám, chữa bệnh từ bao cấp cho cơ sở y tế chuyển sang hỗ trợ đối tượng được thụ hưởng dịch vụ. Đồng thời đề nghị tăng tỷ trọng nguồn vốn đầu tư và nguồn kinh phí sự nghiệp cho ngành y tế đảm bảo chi cho y tế /GDP đạt 10%, đảm bảo chi tiêu công cho y tế đạt trên 50% so với 39,3 như hiện nay. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác khám, chữa bệnh và đa dạng hóa các loại hình khám, chữa bệnh tại tuyến cơ sở. Thúc đẩy sự tham gia của Ủy ban nhân dân các cấp, để chỉ đạo các ban, ngành cùng với ngành y tế thực hiện xã hội hóa, tăng cường đầu tư cho chăm sóc sức khỏe nhân dân.

                                                                   

 

                                                        Bích Ngọc

                           (Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh) tổng hợp

 

Các tin khác


Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục