Đồng chí Hoàng Thanh Mịch, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội & Dân tộc (HĐND tỉnh) phát biểu ý kiến tại buổi giám sát.

Đồng chí Hoàng Thanh Mịch, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội & Dân tộc (HĐND tỉnh) phát biểu ý kiến tại buổi giám sát.

(HBĐT) - Ngày 25/11, Đoàn công tác của Ban Văn hóa - Xã hội & Dân tộc (HĐND tỉnh) do đồng chí Hoàng Thanh Mịch, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã giám sát tình hình thực hiện chính sách đối với đồng bào dân tộc vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn tại huyện Kim Bôi.

           

Kim Bôi có 29 xã, thị trấn với 24.019 hộ dân thuộc 5 dân tộc anh em cùng sinh sống. Kinh tế chủ yếu là sản xuất nông- lâm nghiệp (chiếm 43,9%), CN-TTCN chiếm 21%, dịch vụ chiếm 31,1%. Thu nhập bình quân đạt trên 8,4 triệu đồng/người/năm. Theo Quyết định số 07 ngày 10/1/2006 của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2006-2010, huyện Kim Bôi có 25 xã được hưởng chương trình 135. Đến năm 2008, huyện được bổ sung thêm 4 xã vào diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II. Tháng 10/2009, thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Kim Bôi chuyển 4 xã thuộc Chương trình 135 về huyện Lương Sơn và Lạc Thủy. Đến nay, huyện còn 17/29 xã, thị trấn được hưởng lợi từ Chương trình 135.

           

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, công tác thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả thiết thực. Từ năm 2006 đến hết tháng 10/2011, huyện Kim Bôi được đầu tư 17 chương trình phục vụ cho đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, cơ sở hạ tầng được đầu tư tương đối đồng bộ như điện, đường, trường, trạm, thủy lợi, nước sinh hoạt và các chương trình phúc lợi công cộng khác. Các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho đồng bào như: đầu tư cho sản xuất, xây dựng nhà ở, hỗ trợ con em đi học, hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ vệ sinh môi trường... góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện chiếm 53,79% (tiêu chí mới).

 

Dựa trên những kết quả đạt được trong thực hiện chính sách trong giai đoạn 2006- 2011, huyện đã có một số đề xuất, kiến nghị với tỉnh như: thời gian tới đề nghị Đảng và Nhà nước tiếp tục quan tâm tới đồng bào dân tộc, các xã vùng sâu, xa để tiếp tục được thực hiện Chương trình 135 giai đoạn III. Cụ thể: tăng mức hỗ trợ mua đại gia súc lên 5 triệu đồng/hộ; tăng mức đầu tư xây dựng vốn chính sách hỗ trợ cho 1 xã thuộc Chương trình 135 từ 1 tỷ lên 2 tỷ đồng/năm; từ 300-500 triệu đồng cho dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và 300 triệu đồng cho vốn duy tu, bảo dưỡng công trình. thường xuyên mở các lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ chuyên môn quản lý dự án cấp huyện, xã và thôn, xóm để nâng cao chất lượng công tác quản lý dự án khi được giao làm chủ đầu tư. Tăng mức vay vốn hỗ trợ sản xuất từ 5 triệu đồng hiện nay lên 10 triệu đồng/hộ, thời gian vay từ 5-10 năm. Đồng thời, đề nghị Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho các cơ quan thực hiện chính sách dân tộc từ huyện đến xã, xóm để có kinh phí hoạt động nhằm tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn.

           

Kết luận buổi giám sát, đồng chí Hoàng Thanh Mịch đã đề nghị huyện nâng cao hơn nữa hiệu quả việc thực hiện các chính sách đối với đồng bào dân tộc như: nâng cao chất lượng kiểm tra, giám các công trình được Nhà nước đầu tư. Thực hiện hỗ trợ cho học sinh, sinh viên đúng đối tượng và kịp thời hơn. Chú trọng nhân rộng các mô hình phát triển sản xuất để tạo đà cho người dân nâng cao mức sống. thay mặt đoàn công tác, đồng chí đã tiếp thu những đề xuất, kiến nghị của huyện để tổng hợp, báo cáo lại trong các diễn đàn chính trị, kinh tế, xã hội của tỉnh.

                                                                                                           

 

                                                                          thúy Hằng

 

Các tin khác


Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Yên Thủy

Sáng 6/5, tại xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đồng chí; Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn đã tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Yên Thủy. Dự hội nghị TXCT có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Đổi mới công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi, thời gian qua, công tác dân vận ở vùng ĐBDTTS được hệ thống chính trị các cấp của tỉnh chú trọng thực hiện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục