Thượng tướng Đặng Văn Hiếu, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an và các cán bộ Bộ An ninh Lào từng học tập ở Việt Nam.

Thượng tướng Đặng Văn Hiếu, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an và các cán bộ Bộ An ninh Lào từng học tập ở Việt Nam.

Từ thẳm sâu trái tim, chúng tôi coi Việt Nam - đất nước của Bác Hồ - như đất mẹ thứ hai của mình”, Thiếu tướng, Tiến sĩ Sổm Vẳng Thăm Mạ Sịt, Hiệu trưởng Học viện Cảnh sát nhân dân Lào đặt tay lên ngực trái, xúc động thốt lên những lời nghẹn lòng như vậy, trong buổi gặp gỡ giao lưu giữa đoàn cán bộ cấp cao Bộ Công an Việt Nam với 800 sĩ quan Bộ An ninh Lào, tại Học viện An ninh quốc gia Lào, hồi cuối tháng 6 vừa qua...

 

Thiếu tướng, Tiến sĩ Sổm Vẳng Thăm Mạ Sit, Hiệu trưởng Học viện CSND Lào từng có nhiều năm học tập ở Việt Nam. Giữa những năm 70 của thế kỷ trước, đó là thời điểm dân tộc Việt Nam đang bước vào những năm tháng khốc liệt nhất của cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại chống đế quốc Mỹ xâm lược, nhưng Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam vẫn dành những điều kiện tốt nhất có thể để chăm lo, đùm bọc những người con ưu tú từ đất nước Triệu Voi.

Thiếu tướng Sổm Vẳng đã ở Việt Nam tổng cộng 10 năm, nói tiếng Việt như người Việt. Về nước công tác rồi lại quay sang Học viện CSND làm luận văn Thạc sĩ sau đó là luận án Tiến sĩ. Thiếu tướng Sổm Vẳng tâm sự: “Tôi được như ngày hôm nay là nhờ sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và lực lượng An ninh Lào; sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa, thắm tình đồng chí anh em của Đảng, nhân dân và lực lượng Công an Việt Nam”. Những kiến thức, lý luận học hỏi được ở Việt Nam, là nền tảng để ông cùng đồng nghiệp xây dựng lý luận khoa học, nghiệp vụ tiếp tục đào tạo các thế hệ trẻ ở Học viện CSND Lào hôm nay.

Tọa lạc ven bờ sông Mê Kông ở thị xã Thà Khẹc, căn nhà của Đại tá Kẹo Đa Vông Say Nha Sẻng, Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc An ninh tỉnh Khăm Muộn giản dị nép mình dưới những rặng cây xanh mướt. Vườn cảnh của anh có nhiều loại cây được đem về từ Việt Nam, trong đó có những chậu địa lan và hòn non bộ với bức tượng cậu bé chăn trâu thổi sáo rất thuần Việt. Đại tá Kẹo Đa Vông luôn dành cho Việt Nam những tình cảm đặc biệt thể hiện qua từng lời nói, sự tiếp đón trọng thị, chu đáo của anh đối với những người khách đến từ đất nước Bác Hồ.

Trong câu chuyện với chúng tôi, anh nói rằng 30 năm trong lực lượng an ninh thì có đến 12 năm anh học tập và nghiên cứu ở các các trường, học viện ở Việt Nam. Với anh kỷ niệm sâu sắc nhất chính là tấm lòng, tình cảm của các thầy cô giáo đã dìu dắt, đùm bọc, nâng đỡ anh và đồng đội suốt những năm tháng học tập ở Bắc Giang sau đó là Học viện CSND. “Chỉ anh em một nhà, người chung một chiến hào mới dành cho chúng tôi những tình cảm và sự sẻ chia chân thành như thế. Và chính kiến thức của các thầy cô giàu kinh nghiệm ở Việt Nam đã tạo cơ hội cho chúng tôi được phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân được tốt hơn” - anh xúc động nói.

Đến tận bây giờ Đại tá vẫn nhớ hình ảnh về người thầy thân thiết và gần gũi nhất mà ông coi như một người anh trai (thực tế thì 2 người sau này đã kết nghĩa anh em) là Đại tá, PGS-TS Nguyễn Văn Cảnh, Phó Giám đốc Học viện CSND. Hồi đó trên lớp thầy nghiêm khắc nhưng ngoài giờ học thì thầy coi các học trò Lào như em, như cháu của mình. Thầy chỉ bảo từng li từng tí, lo cho học trò từng bữa ăn, giấc ngủ, khi về nước lại mua nhiều thứ làm quà cho bố mẹ và vợ con anh ở Lào. Anh rưng rưng khi nhắc lại cái lần bị cảm sốt phải nằm điều trị ở bệnh xá, thầy đã túc trực cả đêm ở bên giường bệnh, sai vợ nấu nồi cháo gà mang đến ép anh ăn bằng hết...

Đại tá Kẹo Đa Vông Say Nha Sẻng (ngoài cùng bên phải), Giám đốc An ninh tỉnh Khăm Muộn: Những năm tháng học tập ở Việt Nam là những kỷ niệm sâu sắc và khó quên nhất.

Hôm Đoàn ca múa nhạc CAND biểu diễn ở tỉnh Viêng Chăn - một địa phương cách Thủ đô nước bạn gần 100km, tôi ngồi cạnh một thượng tá an ninh ở hàng ghế bên phải. Suốt buổi diễn tôi thấy anh “xem” bằng vẻ mặt “nguội” và lạnh lùng đúng chất một sĩ quan an ninh; nhưng khi màn hát múa “Việt - Lào samakhi” cất lên thì đấy là lúc hai dòng lệ chảy dài trên gò má. Anh tên là Khăm Phẻng Sỉ Mun, Phó phòng An ninh Công an tỉnh Viêng Chăn. Thượng tá Khăm Phẻng từng 5 năm học ở Trường Hữu nghị T12/75, sau đó theo học Trường Đại học và bảo vệ Thạc sĩ Luật học chuyên ngành điều tra tội phạm ở Học viện ANND. Anh sang Việt Nam học tập từ năm 1985 khi mới 19 tuổi. Với anh, những năm tháng sống và học tập ở Việt Nam để lại những kỷ niệm sâu sắc nhất cuộc đời.

Ngày ấy, anh đã được một gia đình người Việt nhận làm con nuôi. Bố mẹ nuôi là ông Nguyễn Văn Linh và bà Giáp Thị Nhân ở xã Kim Chàng, huyện Tân Yên (Bắc Giang). Ông Nguyễn Văn Linh là cựu chiến binh, ông coi Khăm Phẻng như con ruột của mình. Ông bà đặt cho cậu con nuôi một cái tên Việt là Nguyễn Ngọc Thành. Hồi đó, mỗi ngày cuối tuần, bố nuôi ông lại lọc cọc đạp xe lên tận trường đón Thành về nhà. Chỉ là bát canh mướp nấu cua mẹ nuôi ông lội ruộng bắt cả buổi chiều ở cánh đồng trước nhà với quả cà dầm tương mà với ông, đó là những món ăn ngon nhất từng được ăn.

Và cũng chính ở mảnh đất Kim Chàng nghèo khó đó, trái tim Khăm Phẻng đã rối nhịp bởi một người con gái Việt, hai người yêu nhau tha thiết nhưng sau này do điều kiện khách quan khác mà hai người không đến được với nhau. Khi về nước, Khăm Phẻng chỉ kịp gửi cho người yêu một bài thơ dung dị nhưng chứa chan nỗi niềm khắc khoải, và đêm nay cảm xúc lại có dịp ùa về: “... Anh ra đi mang theo trái tim mình/ Cùng hình bóng em và đất mẹ Việt Nam/ Hãy ví như hoa sen kết nghĩa với hoa đại/ Cô gái Hà Nội và chàng trai Viêng Chăn/ Dù bao nhiêu khó khăn ngăn cách cũng thường/ Nếu chúng ta không cùng đường.../ Thì em ơi cũng đừng bao giờ lãng quên...”. Và trong thực tế cũng như bao chiến sĩ lực lượng An ninh Lào, với Thượng tá Khăm Phẻng những tháng năm được học tập ở Việt Nam là quãng thời gian được sẻ chia, đùm bọc; được tôi luyện, trưởng thành trong thử thách và không bao giờ lãng quên...

 

                                                              Theo Báo CAND

 

Các tin khác


Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục