Các Đại biểu Quốc hội bỏ phiều bầu các chức danh lãnh đạo các cơ quan Nhà nước, tại kỳ họp đầu khóa. (Nguồn: TTXVN)

Các Đại biểu Quốc hội bỏ phiều bầu các chức danh lãnh đạo các cơ quan Nhà nước, tại kỳ họp đầu khóa. (Nguồn: TTXVN)

Sáng 23/10, các đại biểu làm việc tại Hội trường nghe Tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn; thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư.

 

Tờ trình nêu rõ,  thực hiện Nghị quyết số 27/2012/QH13 của Quốc hội về một số cải tiến, đổi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức nghiên cứu, xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.

Việc xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn nhằm tăng cường hiệu quả giám sát, bảo đảm để Quốc hội, Hội đồng Nhân dân thực hiện tốt hơn trách nhiệm của cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan đại biểu của nhân dân thay mặt nhân dân giám sát người giữ các chức vụ do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Việc lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm cũng sẽ giúp nâng cao hơn nữa trách nhiệm của những người đảm nhiệm các chức danh do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu trước các cơ quan này cũng như trước cử tri cả nước và từng địa phương.

Qua việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm những người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn nhận biết rõ sự đánh giá của đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân về mức độ tín nhiệm trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình; trên cơ sở đó, có biện pháp phấn đấu, rèn luyện, nâng cao trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của bản thân…

Về thẩm quyền và phạm vi những người được lấy phiếu tín nhiệm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cụ thể như sau: Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, các thành viên khác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên khác của Chính phủ; Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao; Tổng Kiểm toán Nhà nước (tổng số là 49 người).

Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với các Phó Chủ tịch, Phó Chủ nhiệm và các ủy viên của Hội đồng, Ủy ban (tổng số là 380 người, trong đó mỗi Ủy ban có từ 30-50 thành viên).

Hội đồng Nhân dân lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Thường trực Hội đồng Nhân dân (2-3 người), Trưởng các Ban của Hội đồng Nhân dân (2-4 người); Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên của Ủy ban Nhân dân (3-13 người).

Các ban của Hội đồng Nhân dân lấy phiếu tín nhiệm đối với các thành viên của ban mình, trừ Trưởng ban (gồm từ 2 đến 4 ban, mỗi ban có từ 5-15 người).

Sau khi lấy phiếu tín nhiệm, Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực các Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm gửi kết quả lấy phiếu tín nhiệm đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội để tổng hợp, báo cáo Quốc hội; các ban của Hội đồng Nhân dân có trách nhiệm gửi kết quả lấy phiếu tín nhiệm đến Thường trực Hội đồng Nhân dân để tổng hợp, báo cáo Hội đồng Nhân dân cấp mình.

Quốc hội, Hội đồng Nhân dân ra nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm.

Tờ trình đã nêu rõ về căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm; Thời điểm tổ chức lấy phiếu tín nhiệm; Về quy trình lấy phiếu tín nhiệm; Việc sử dụng kết quả lấy phiếu tín nhiệm; Về việc sửa đổi, bổ sung quy trình bỏ phiếu tín nhiệm.

Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn thể hiện sự nhất trí cao với đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết này.

Về thẩm quyền và phạm vi những người được lấy phiếu tín nhiệm, Ủy ban Pháp luật nhận thấy, theo quy định hiện hành của pháp luật thì Quốc hội, Hội đồng Nhân dân có quyền bầu hoặc phê chuẩn nhiều chức danh quan trọng trong bộ máy nhà nước, do đó cần phải có cơ chế để Quốc hội, Hội đồng Nhân dân giám sát chặt chẽ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của những người giữ các chức vụ này.

Vì vậy, nhiều ý kiến trong Ủy ban Pháp luật tán thành với quy định về phạm vi những người được lấy phiếu tín nhiệm bao gồm những người do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn như trong dự thảo Nghị quyết.

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng việc mở rộng phạm vi những người được lấy phiếu tín nhiệm đối với tất cả những người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn bao gồm các thành viên Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Ban của Hội đồng nhân dân… là không cần thiết, quá dàn trải, dễ dẫn đến hình thức. Ý kiến này đề nghị chỉ nên tập trung lấy phiếu tín nhiệm đối với một số người giữ chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước.

Thời gian còn lại của buổi sáng, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư./.

                                                                        Theo TTXVN
 
 

Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: Khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động tỉnh

Chiều 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh.

Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục