Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM làm việc ở tổ chiều 29/10. Ảnh: VA

Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM làm việc ở tổ chiều 29/10. Ảnh: VA

Chiều 29/10, Quốc hội Quốc hội làm việc ở tổ, thảo luận về dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.

 

Phần lớn ý kiến của các đại biểu đồng tình việc không cần thiết mở rộng phạm vi những người được lấy phiếu tín nhiệm, vì như vậy quá dàn trải, dễ dẫn đến hình thức. Chỉ nên tập trung lấy phiếu tín nhiệm đối với một số người giữ chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước.

Đại biểu Huỳnh Minh Thiện (TP Hồ Chí Minh) cho rằng, việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là thay mặt cho nhân dân, cử tri để chọn người có tài, nhưng qua đó cũng góp phần chống lại tiêu cực, tham nhũng. Do vậy, cần tập trung vào những người nắm vị trí chủ chốt, chuyên trách của Nhà nước và địa phương. Phạm vi lấy phiếu tín nhiệm như trong dự thảo Nghị quyết là không cần thiết, dàn trải dẫn đến hình thức và tốn kém. Đại biểu Huỳnh Minh Thiện cũng cho rằng, thông qua lấy phiếu tín nhiệm để đánh giá cán bộ, trên cơ sở đó giúp cán bộ phấn đấu làm tốt hơn. Do vậy, đề nghị chỉ lấy 3 mức tín nhiệm là: Cao, trung bình, thấp; không cần thiết phải có mức “Chưa có ý kiến”.

Đại biểu Bùi Thị An (TP Hà Nội) phân tích, để tham nhũng được thì phải có quyền và quyết được các vấn đề về tiền. Do đó, việc bỏ phiếu tín nhiệm đợt đầu nên tập trung vào những chức danh này. Ví dụ, bên Chính phủ, nên lấy phiếu tín nhiệm từ chức danh Bộ trưởng trở lên. Bên Quốc hội, lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội. Còn với các Ủy ban, Hội đồng nhân dân cũng chỉ tập trung vào các chức danh chủ chốt. Đại biểu Bùi Thị An cho rằng, lấy phiếu tín nhiệm là hình thức vừa răn đe, vừa giám sát, vừa giúp thanh lọc đội ngũ cán bộ, để có được đội ngũ cán bộ trong sạch từ Trung ương đến cơ sở. Do đó, cần phải làm quyết liệt, khẩn trương.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh) đặt vấn đề, Hiến pháp dùng từ bỏ phiếu tín nhiệm; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) nói đến bỏ phiếu tín nhiệm chính là thực hiện theo Hiến pháp. Vì vậy, đề nghị xem lại và áp dụng theo Hiến pháp là bỏ phiếu tín nhiệm chứ không nên chia thành 2 loại: Lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm. Quy trình chỉ là bỏ phiếu tín nhiệm mà thôi…

Đại biểu Trần Du Lịch (TP Hồ Chí Minh) và nhiều đại biểu khác đồng tình việc lấy phiếu tín nhiệm là thăm dò đại biểu, có tính nhẹ nhàng, nhắc nhở. Còn bỏ phiếu tín nhiệm thực chất chính là bỏ phiếu bất tín nhiệm. Do vậy, để thể hiện rõ mục đích, yêu cầu và đối tượng cần bỏ phiếu thì nên quy định là "bỏ phiếu bất tín nhiệm".

Tiếp cận vấn đề theo cách khác, đại biểu Bùi Văn Cường (Gia Lai) có ý kiến, tên Nghị quyết nên là lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân quy định thay vì bầu hoặc phê chuẩn, vì phạm vi những người lấy phiếu tín nhiệm sẽ có nhiều chức vụ không do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn chẳng hạn như giám đốc các sở, mà đây cũng là những đối tượng rất cần được lấy phiếu tín nhiệm. Đại biểu cũng cho hay, việc lấy phiếu tín nhiệm 4 mức là rất khó đánh giá. Giả sử có 10 phiếu lấy tín nhiệm, 1 cao, 4 trung bình, 4 thấp, 1 chưa ý kiến thì chúng ta đánh giá ở mức nào? Đề nghị chỉ cần 2 mức: Tín nhiệm và không tín nhiệm.

Về định kỳ lấy phiếu tín nhiệm, nhiều đại biểu tán thành quy định Quốc hội, Hội đồng nhân dân tổ chức lấy phiếu tín nhiệm định kỳ hàng năm và được tiến hành bắt đầu tại kỳ họp đầu tiên mỗi năm kể từ năm thứ hai của nhiệm kỳ. Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Ban của Hội đồng nhân dân tổ chức lấy phiếu tín nhiệm định kỳ hàng năm. Quy định như vậy là phù hợp. Các đại biểu giải thích, việc lấy phiếu tín nhiệm hàng năm sẽ làm cho những người giữ chức vụ phải nỗ lực, phát huy trách nhiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ; đồng thời, cũng để các cơ quan có thẩm quyền kịp thời xem xét, điều chỉnh việc bố trí cán bộ, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghị chỉ nên tổ chức lấy phiếu tín nhiệm hai lần trong một nhiệm kỳ của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, vì cho rằng, thời gian một năm là quá ngắn, chưa đủ để người giữ chức vụ thể hiện được khả năng của mình. Hơn nữa, việc lấy phiếu tín nhiệm hàng năm dễ tạo tâm lý “dĩ hòa vi quý”, e dè, ngại va chạm, không dám nghĩ, dám làm, khó có thể tạo ra những bước chuyển đột phá tích cực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nhất là đối với công việc điều hành cụ thể trong hoạt động quản lý nhà nước… 

Sáng mai 30/10, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2012, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2013. Phiên thảo luận sẽ được truyền hình, phát thanh trực tiếp để cử tri và nhân dân cả nước cùng theo dõi./.

 

                                                                    Theo Báo ĐCSVN 

 

Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: Khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động tỉnh

Chiều 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh.

Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục