Đồng chí Nguyễn Văn Sỹ, Bí thư Đảng ủy, kiêm Chủ tịch UBND xã Dân Chủ (TPHB): “Từ khi triển khai thực hiện nhất thể hóa ở địa phương thì việc quản lý, điều hành dễ dàng hơn, hiệu quả, tính quyết đoán trong công việc cao hơn”.

Đồng chí Nguyễn Văn Sỹ, Bí thư Đảng ủy, kiêm Chủ tịch UBND xã Dân Chủ (TPHB): “Từ khi triển khai thực hiện nhất thể hóa ở địa phương thì việc quản lý, điều hành dễ dàng hơn, hiệu quả, tính quyết đoán trong công việc cao hơn”.

(HBĐT) - Cho dù là mô hình mới, lần đầu tiên được triển khai thí điểm nhưng sau hơn 3 năm tổ chức thực hiện mô hình nhất thể hóa Bí thư Đảng ủy (BTĐU) đồng thời là Chủ tịch UBND xã ở 5 xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh bước đầu đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. ở một số địa phương, việc triển khai thực hiện thí điểm mô hình đã khẳng định được tính ưu việt trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của hệ thống chính trị.

 

Ưu việt trong quản lý, điều hành

 

Đó là những nhận định, đánh giá một cách khách quan của các ngành, đoàn thể và nhân dân ở các địa phương sau hơn 3 năm thí điểm thực hiện mô hình nhất thể hóa trên địa bàn tỉnh. Thực hiện thí điểm mô hình nhất thể hóa, toàn tỉnh đã triển khai ở 5 xã, thị trấn gồm:  Thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn), xã Tân Lập (Lạc Sơn), Hiền Lương (Đà Bắc), Dân Chủ (TPHB) và Vĩnh Đồng (Kim Bôi). Do là mô hình mới, trước đó chưa ở đâu làm, chưa có kinh nghiệm thực tiễn được rút ra nên trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện các đồng chí được bầu làm BTĐU đồng thời là Chủ tịch UBND xã, thị trấn cũng đã gặp không ít khó khăn, lúng túng trong quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ kinh tế, chính trị,  xã hội tại địa phương. Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Nguyễn Văn Sỹ, BTĐU kiêm Chủ tịch UBND xã Dân Chủ (TPHB) cho biết: Khi được bầu làm BTĐU đồng thời là Chủ tịch UBND xã, ban đầu tôi cũng rất băn khoăn và lo lắng bởi trên cương vị vừa là BTĐU, vừa là Chủ tịch UBND xã cũng có nghĩa mình vừa là người ra chủ trương, Nghị quyết lãnh đạo lại vừa là người tổ chức thực hiện, mọi chuyện sẽ không đơn giản. Nếu làm không khéo thì lại mang tiếng vừa đá bóng, vừa thổi còi mà làm chẳng biết hỏi ai và tham khảo ở đâu. Với lại mình cũng lo là không biết  có làm được hay không vì trước đây có 2 người (Bí thư và Chủ tịch UBND) đôi lúc còn cảm thấy khó khăn nữa là bây giờ lại chỉ dồn vào vai một người. Cùng chung quan điểm đó, đồng chí Bùi Đức òm, BTĐU kiêm Chủ tịch UBND xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) chia sẻ: Thực hiện mô hình này với những mục tiêu đặt ra để mình hướng tới nói thì dễ nhưng khi bắt tay vào thực hiện mới thấy nhiều khó khăn bởi khi anh đã gánh cả hai vai với hai cương vị lãnh đạo chủ chốt của địa phương, nếu làm không khéo sẽ dễ bị coi là chuyên quyền, độc đoán. Từ đó sẽ kéo theo nhiều hệ lụy mà cái lớn nhất đó là sự mất đoàn kết nội bộ, người dân mất niềm tin vào sự lãnh đạo của hệ thống chính trị.

 

Tuy vậy, xác định rõ được những khó khăn, thách thức, các đồng chí được bầu làm BTĐU đồng thời là Chủ tịch UBND xã, thị trấn đã chủ động tìm các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành cũng như xây dựng được khối đoàn kết, thống nhất trong toàn Đảng bộ và tạo được niềm tin trong nhân dân vào sự lãnh đạo của cấp ủy, điều hành của chính quyền. Một trong những giải pháp được đưa ra thực hiện  hiệu quả nói như BTĐU kiêm Chủ tịch UBND xã Hiền Lương (Đà Bắc) Xa Văn Chính đó là: trong quá trình lãnh đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ chính trị ở xã, chúng tôi luôn phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, trí tuệ tập thể cũng như phát huy hiệu quả vai trò của các đồng chí trong BTV Đảng ủy, thường trực UBND và tham khảo ý kiến người dân trước khi triển khai thực hiện. Do vậy đã tạo được sự đồng thuận của tập thể Đảng ủy và sự nhất trí của người dân.

 

Nói về mô hình nhất thể hóa, đồng chí BTĐU kiêm Chủ tịch UBND xã Dân Chủ đã khẳng định rõ: sau hơn 3 năm triển khai thí điểm mô hình nhất thể hóa, tôi thấy đã thể hiện rõ được tính ưu việt trong quản lý, điều hành. Đó cũng là điều mà các đồng chí BTĐU đồng thời là Chủ tịch UBND các địa phương còn lại cũng đã khẳng định. Theo đồng chí Bùi Đức òm thì tính ưu việt ở đây là mình có thể giải quyết công việc một cách nhanh chóng, không rườm rà, mất thời gian cho các khâu trung gian hành chính như trước đây. Ví dụ trước đây khi UBND xã tiếp nhận thông tin và cần phải triển khai thực hiện có khi phải mất từ 1 - 2 ngày, nếu nhanh cũng mất đến một buổi bởi sau khi tiếp nhận ý kiến chỉ đạo của cấp trên thì đồng chí Chủ tịch UBND xã còn phải xin ý kiến chỉ đạo của đồng chí BTĐU rồi mới triển khai. Trong nhiều trường hợp khi đồng chí BTĐU đi vắng phải đợi đến khi về thì mới xin ý kiến chỉ đạo để triển khai. Từ khi triển khai thí điểm thực hiện mô hình nhất thể hóa, khâu trung gian đó đương nhiên đã được rút gọn. Thêm một điểm nữa là khi là BTĐU đồng thời là Chủ tịch UBND đã tạo được phong cách lãnh đạo quyết đoán hơn. Thực tế như ở Dân Chủ, Vĩnh Đồng, Hiền Lương, với vai trò của mình, các đồng chí BTĐU kiêm Chủ tịch UBND xã đã nhiều lần thể hiện tính quyết đoán khi đồng ý tiếp nhận các dự án đầu tư phát triển KT-XH trước khi thông qua tập thể lãnh đạo. Nói như BTĐU kiêm Chủ tịch UBND xã Hiền Lương, đó là những dự án tốt, được đầu tư sẽ góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH xã. Do vậy phải nắm bắt lấy cơ hội, đưa dự án về phục vụ bà con. Nếu mình không quyết đoán, không dám làm sẽ đánh mất cơ hội, dự án sẽ chuyển cho xã khác. Cũng từ sự quyết đoán đó, trong năm 2012, xã Dân Chủ đã có được những dự án đầu tư trồng rừng do tổ chức JICA (Nhật Bản) tài trợ đem lại hiệu quả cao; xã Vĩnh Đồng đã nắm bắt cơ hội đầu tư xây dựng được hệ thống điện sinh hoạt trị giá hàng tỉ đồng cho những địa bàn còn khó khăn; xã Hiền Lương đã nhận được sự hỗ trợ để mở rộng, cứng hóa đường GTNT... Từ đó đã góp phần vào thúc đẩy phát triển KT-XH, từng bước cải thiện đời sống người dân.  

 

Khó nhất vẫn là khâu cán bộ

 

Trên thực tế, không thể phủ nhận tính ưu việt của mô hình nhất thể hóa đối với sự phát triển KT-XH ở các địa phương. Nói như đồng chí Bùi Đức òm, việc đồng nhất 2 chức danh đã tạo điều kiện cho người giữ vai trò là BTĐU và Chủ tịch UBND xã phát huy hết khả năng lãnh đạo, quản lý, điều hành. Cùng với đó một số công việc thuộc thẩm quyền được giải quyết một cách nhanh chóng, tạo được phong cách làm việc mới, hiệu quả. Theo đồng chí BTĐU kiêm Chủ tịch UBND xã Dân Chủ, từ khi triển khai thực hiện nhất thể hóa ở xã, việc quản lý, điều hành dễ dàng hơn, hiệu quả, tính quyết đoán trong công việc cao hơn, tiết kiệm được thời gian họp hành và luôn phát huy cao độ tính công khai, dân chủ trên tinh thần tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

 

Tuy nhiên, để nhân rộng và phát huy hiệu quả mô hình này vẫn còn nhiều vấn đề còn phải bàn. Từ thực tiễn tại các địa phương thí điểm triển khai đã chỉ rõ cái khó nhất để tiếp tục triển khai, nhân rộng mô hình đó là khâu cán bộ. Trao đổi xung quanh vấn đề này, đồng chí Xa Quốc Sự, Phó Bí thư thường trực Huyện ủy Đà Bắc nhấn mạnh: Trên thực tế hiện nay, không phải  nào cũng có thể triển khai thực hiện mô hình nhất thể hóa bởi để mô hình này thực hiện thành công, xã triển khai phải có điều kiện KT-XH phát triển ổn định; nội bộ từ dân, cán bộ, đảng viên trở lên phải đoàn kết, có sự thống nhất cao. Đặc biệt phải coi trọng, đặt công tác cán bộ lên hàng đầu và phải phát huy tốt vai trò tham mưu trong quản lý, điều hành của địa phương. Cùng chung quan điểm đó, đồng chí Bùi Duy Quý, Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Lạc Sơn cho rằng, để thực hiện tốt mô hình nhất thể hóa trước hết phải xây dựng, chuẩn hóa trình độ đội ngũ cán bộ tham mưu, giúp việc. Ngoài ra phải lựa chọn được những cán bộ có kinh nghiệm thực tiễn, nắm chắc tình hình thực tiễn, có tính quyết đoán cao, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, vô tư và có trách nhiệm trong công việc để bầu vào giữ chức BTĐU kiêm Chủ tịch UBND xã. Từ kinh nghiệm thực tiễn ở địa phương, ông Bùi Đức òm cho biết thêm: Sau hơn 3 năm thí điểm thực hiện mô hình nhất thể hóa, chúng tôi thấy rằng, yếu tố quan trọng nhất đó là năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. Nếu cán bộ cơ sở có năng lực, trình độ tốt sẽ phát huy tốt vai trò tham mưu, giúp việc; làm tốt công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật đến người dân để người dân hiểu, chấp hành. Thực tế ở Vĩnh Đồng, trình độ đội ngũ cán bộ cấp xóm vẫn còn nhiều hạn chế. Do vậy, nhiều khi vẫn chưa làm tốt công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật đến người dân, thậm chí có lúc còn truyền đạt lệch lạc các chủ trương, chính sách nên đã tạo ra sự hiểu nhầm dẫn đến bức xúc trong nhân dân. Ví như năm 2011, Vĩnh Đồng triển khai song song 2 dự án điện nông thôn, trong đó, một dự án được thực hiện bằng ngân sách huyện không hỗ trợ đền bù GPMB, một dự án được thực hiện từ nguồn vốn vay có hỗ trợ đền bù GPMB. Do hạn chế trong công tác tuyên truyền của cán bộ cơ sở nên đã dẫn đến bức xúc, khiếu kiện trong nhân dân. Từ đó đã ảnh hưởng lớn đến quản lý, điều hành, gây mất ổn định an ninh nông thôn. Do vậy, kinh nghiệm rút ra là muốn thực hiện nhất thể hóa phải chuẩn hóa đội ngũ cán bộ từ xã đến cơ sở. Từ đó có thể thấy không phải đơn vị nào cũng có thể triển khai thực hiện được mô hình này. Theo đồng chí BTĐU kiêm Chủ tịch UBND xã Dân Chủ, cần xem xét để tiếp tục triển khai mô hình nhất thể hóa ở những xã, thị trấn có điều kiện. Thực hiện mô hình này ngoài việc đánh giá đúng chất lượng đội ngũ cán bộ ai làm được, ai không làm được phù hợp với mục tiêu công cuộc đổi mới theo tinh thần CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn hiện nay. Phải làm được cái này mới đẩy nhanh quá trình HĐH nông nghiệp, nông thôn và đẩy nhanh quá trình xây dựng NTM ở các địa phương. 

                                                                                        

 

 

                                                                              Mạnh Hùng  

 

 

Các tin khác


Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Huyện Kim Bôi gặp mặt chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 25/4, huyện Kim Bôi tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thành ủy Hòa Bình tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết xây dựng văn hóa con người Việt Nam

Sáng 25/4, Thành ủy Hòa Bình tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; 15 năm thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU, ngày 13/4/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình về thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị khoá X về "Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Đức Hinh thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên tại huyện Kim Bôi

Sáng 25/4, đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đoàn công tác đã thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi.

Huyện Lạc Thủy: Gắn lý luận với thực tiễn trong phát triển kinh tế - xã hội

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 9/10/2014 của Bộ Chính trị khóa XI về "Công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030” trên địa bàn huyện Lạc Thủy, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã vận dụng có hiệu quả lý luận vào thực tiễn trên tất cả các lĩnh vực: xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, giữ vững quốc phòng - an ninh.

Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục