Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh phát biểu thảo luận tại hội trường.

Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh phát biểu thảo luận tại hội trường.

  Trước hết tôi cơ bản đồng tình với Tờ trình của Chính phủ cũng như Báo cáo thẩm tra của ủy ban liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Tôi cũng đồng tình với ý kiến của các vị đại biểu đã phát biểu trước tôi về một số vấn đề, ở đây tôi xin có ý kiến vào 2 nội dung.

 

Nội dung thứ nhất là tại Điều 13, Điều 14 liên quan đến chính sách thuế suất và ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp. Có thể đánh giá lần này Ban soạn thảo đã bổ sung rất nhiều nội dung để ưu đãi. Tuy nhiên, có lẽ chúng ta đặt ra quá nhiều mục tiêu cho nên để đạt được những quy định ưu đãi chúng tôi cho là tính khả thi không cao. Ví dụ quy định doanh nghiệp phải sử dụng 200 lao động trong toàn bộ thời gian và doanh thu dưới 20 tỷ, quy định này đúng như một số đại biểu phát biểu là tính khả thi không cao và sẽ khó thực hiện. Quy định được hưởng ưu đãi về thuế lại phải đầu tư 300 triệu đôla hoặc 6.000 tỷ, thời hạn giải ngân không quá 3 năm và doanh thu tối thiểu phải là 10.000 tỷ hoặc phải sử dụng trên 3.000 lao động. Tôi cho những quy định kép như vậy doanh nghiệp đạt được để được hưởng những ưu đãi là rất khó khăn.

Từ đó chúng tôi đề nghị Ban soạn thảo cũng như các cơ quan thẩm tra nghiên cứu xác định mục tiêu nào là quan trọng, nếu xác định mục tiêu chúng ta sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp để giảm sự động viên đối với doanh nghiệp, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, hướng tới sự công khai, minh bạch trong chính sách thuế thì phải đặt mục tiêu làm sao đó để doanh nghiệp có thể tiếp cận được, từ chính sách thuế ưu đãi như vậy tác động vào doanh nghiệp và phát triển nền kinh tế. Nếu quy định một cách chặt chẽ và khó như vậy thì có lẽ có chính sách nhưng có tác động đến doanh nghiệp hay không thì rõ ràng là rất khó khăn mà chỉ tạo thêm những vấn đề, quy định những tiêu chí chúng tôi cho là khá lắt léo để tạo điều kiện cho cơ quan hành thu mà thôi. Chúng tôi xin đề nghị nghiên cứu kỹ nội dung này.

Vấn đề thứ hai, tại kỳ họp lần này Hội đồng Dân tộc có gửi cho các vị đại biểu Quốc hội Báo cáo giám sát về thực hiện Điều 28 của Luật đầu tư, đặc biệt là nói về việc thu hút đầu tư, ưu đãi đầu tư đối với các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Trong báo cáo có nêu trong thời gian gần đây, đặc biệt là 3 năm gần đây, từ khi Luật đầu tư được ban hành, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay kỳ vọng của Quốc hội đưa ra là thu hút đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội vùng đặc biệt khó khăn và khó khăn hầu như đạt được không đáng kể. Tỷ lệ doanh nghiệp, tỷ lệ dự án đầu tư vào vùng này không những không tăng mà trong 3 năm trở lại đây là có xu hướng giảm, giảm cả về số dự án, giảm cả về số vốn đăng ký và số vốn thực hiện. Nguyên nhân được chỉ ra là chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn không tạo ra lợi thế so sánh giữa các vùng miền thuận lợi và khó khăn. Không thu hút và chưa đủ sức để thu hút được các doanh nghiệp đến được các vùng này để chúng ta phát triển hài hòa giữa các vùng miền trong cả nước.

Chính vì vậy, tại Điều 13 về thuế suất thì chúng tôi đề nghị là bổ sung thêm là đối với doanh nghiệp đầu tư vào vùng đặc biệt khó khăn thì được hưởng thuế suất ưu đãi ở mức 5% và doanh nghiệp mà sử dụng thu hút được nhiều lao động là người dân tộc thiểu số có thể là tỷ lệ 50% trở lên thì cũng được ưu đãi ở mức thuế suất thấp hơn.

Chúng tôi đề nghị như vậy. Nếu chúng ta đưa vào là điều kiện kinh tế xã hội khó khăn cũng được ưu đãi 10% như là đầu tư vào khu công nghệ cao, khu chế xuất thì như vậy khoảng cách về sự phát triển kinh tế xã hội giữa vùng khó khăn và vùng thuận lợi nó sẽ tiếp tục kéo dài và đời sống của vùng khó khăn sẽ tiếp tục là doãng ra.

Cho nên chúng tôi đề nghị vấn đề này cũng là vấn đề trong báo cáo kiến nghị của Hội đồng Dân tộc đối với Quốc hội, chúng tôi cũng mong muốn là Quốc hội nghiên cứu và xem xét ở ý như vậy.

Vấn đề thứ hai là liên quan đến ưu đãi, trên cơ sở các bổ sung tại Điều 13, thì tại Điều 14 chúng tôi đề nghị nên rà soát lại về các tiêu chí kép để các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi về thời gian, mức thuế xuất và rà soát lại đối với các doanh nghiệp đầu tư vào vùng khó khăn, vùng đặc biệt khó khăn cũng được hưởng chế độ ưu đãi một cách nó thuyết phục hơn để thu hút đấu tư vào các vùng này nó thuận lợi hơn.

 

 

 

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Yên Thủy

Sáng 6/5, tại xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đồng chí; Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn đã tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Yên Thủy. Dự hội nghị TXCT có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục