Nhờ Chương trình 135 đầu tư hạ tầng điện nông thôn, hộ dân xã Tự Do (Lạc Sơn) mở mang loại hình dịch vụ nông nghiệp, góp phần cải thiện thu nhập. Ảnh: PV.

Nhờ Chương trình 135 đầu tư hạ tầng điện nông thôn, hộ dân xã Tự Do (Lạc Sơn) mở mang loại hình dịch vụ nông nghiệp, góp phần cải thiện thu nhập. Ảnh: PV.

(HBĐT) - Vốn là xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện Lạc Sơn, Ngọc Sơn đã đổi thay nhờ được đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở. Thêm vào đó, xã còn được dự án hỗ trợ phát triển sản xuất giúp giảm nghèo bền vững. Nhờ đó, đời sống nhân dân có sự cải thiện, ấm no hơn. Hiện nay, Ngọc Sơn đã được đầu tư hệ thống chợ nông thôn, trường học, trạm y tế, đường, điện với tổng mức đầu tư hàng chục tỷ đồng từ nguồn vốn các chương trình, dự án. Kết quả này là nhờ có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước chăm lo cho đồng bào thông qua chính sách dân tộc.

 

Không chỉ đến với các xã vùng 3 như Bình Hẻm, Ngọc Sơn, Quý Hòa, Miền Đồi, Ngọc Lâu, Tự Do, chính sách dân tộc còn đến với người dân vùng II trên địa bàn với hơn 20 xã. Đồng chí Quách Văn Dũng, Phó phòng Dân tộc huyện cho rằng, thời gian qua, Chương trình 134, 135 và một số chính sách dân tộc khác đã làm cho đời sống KT-XH của bà con chuyển biến rõ rệt dẫu phía trước còn nhiều khó khăn. Mong muốn của đồng bào dân tộc được tiếp tục đầu tư, hỗ trợ nhiều hơn. Riêng năm 2012, thực hiện các dự án, chính sách dân tộc, Chương trình 135 giai đoạn 2 đã xây dựng 21 công trình với tổng vốn 10 tỷ 560 triệu đồng, ưu tiên cho 9 công trình của 6 xã đặc biệt khó khăn, 12 công trình của 12 xóm đặc biệt khó khăn thuộc xã vùng 2, trong đó, lồng ghép 50% vốn Chương trình 135 và 50% vốn chương trình MTQG giảm nghèo bền vững. Các công trình đã nghiệm thu, bàn giao và đưa vào sử dụng, phục vụ nhu cầu của nhân dân. Cùng thời gian này, huyện đã triển khai dự án phát triển sản xuất với tổng vốn được phân bổ 2,4 tỷ đồng. Dự án đã cung ứng giống lúa, ngô, phân bón NPK cho các xã thụ hưởng kịp thời vụ, ưu tiên cung ứng máy móc, thiết bị nông nghiệp, hỗ trợ mua trâu, bò, dê sinh sản cho các nơi thụ hưởng. Ngoài ra còn đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho hơn 1.000 cán bộ xã, thôn về chính sách dân tộc, trồng trọt, chăn nuôi, thú y, BVTV.

 

Chương trình 134 kéo dài đã đáp ứng nguyện vọng của nhân dân các dân tộc về sử dụng nguồn nước sạch tại các xã Bình Hẻm, Chí Đạo, Ngọc Lâu. Từ tháng 9/2012 đến nay, các công trình nước sinh hoạt tập trung có tổng mức đầu tư 1 tỷ đồng/công trình đã được đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của trên 200 hộ dân địa bàn  hưởng lợi.  Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân theo Quyết định 102/2009/QĐ - TTg bằng hình thức cấp hỗ trợ hiện vật bao gồm muối iốt và giống cây trồng cũng thiết thực trợ giúp hộ dân tộc thiểu số nghèo có điều kiện vươn lên. Toàn huyện có 28 xã vùng khó khăn được cung ứng muối, số lượng muối đã cung ứng, cấp phát 155.610 kg muối tinh và 103.740 kg muối hạt. Hiện, đã triển khai hỗ trợ giống cây trồng ở các vụ chiêm xuân 2012 -2013, vụ mùa, vụ đông 2013 và vụ hè - thu 2013 - 2014 với tổng trị giá khoảng 6 tỷ đồng. Một số đơn vị được cấp ấn phẩm báo, tạp chí theo Quyết định 2472/QĐ -TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ đã nhận đầy đủ, định kỳ, giúp khai thác và cập nhật thêm thông tin.

 

Đồng chí Phó phòng Dân tộc huyện nhận định, trong những chương trình, dự án đã triển khai, chương trình hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở được đánh giá là thiết thực và hiệu quả nhất. Chương trình đã làm vơi đi những cái khó nhất của nông thôn, miền núi hiện nay. Trường học được xây mới, đường sá đi lại thuận tiện hơn, cứng hóa các công trình mương, bai, thủy lợi nội đồng, điều kiện sống của đồng bào dân tộc được nâng cao, sản xuất phát triển, góp phần nâng cao thu nhập, tăng hộ khá, giảm hộ nghèo.

 

                                                              

                                                                          Bùi Minh

 

Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Yên Thủy

Sáng 6/5, tại xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đồng chí; Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn đã tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Yên Thủy. Dự hội nghị TXCT có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Đổi mới công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi, thời gian qua, công tác dân vận ở vùng ĐBDTTS được hệ thống chính trị các cấp của tỉnh chú trọng thực hiện.

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (SHCB), lãnh đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị.

Những tiếng nói tâm huyết của cán bộ, nhân dân Hòa Bình hướng về ngày kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ là một bản hùng ca bất hủ, mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam; làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. 70 năm đã trôi qua, nhưng những giá trị lịch sử to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị, mãi mãi là niềm tự hào dân tộc. Nhân dịp này, Báo Hòa Bình ghi nhận những ý kiến tâm huyết của cán bộ, nhân dân trong tỉnh hướng về ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước.


Góp bài học kinh nghiệm cho Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952, là chiến dịch đầu tiên sử dụng lực lượng lớn nhất về bộ binh và các binh chủng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) nhằm tiến công địch phòng ngự theo hình thức tập đoàn cứ điểm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của quân Pháp, đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch ở chiến trường trung du liên khu 3, góp phần làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của quân Pháp. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình khẳng định khả năng tác chiến ở địa hình rừng núi và khả năng tiến công hệ thống cứ điểm địch phòng ngự trong công sự vững chắc, tạo bước phát triển mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục