Mô hình trồng cây ăn quả có múi cho hiệu quả kinh tế cao ở thị trấn Cao Phong hiện đã được nhân rộng ra nhiều xã trong huyện.

Mô hình trồng cây ăn quả có múi cho hiệu quả kinh tế cao ở thị trấn Cao Phong hiện đã được nhân rộng ra nhiều xã trong huyện.

(HBĐT) - Theo Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy Cao Phong Đinh Công Phụng, để phong trào thi đua dân vận khéo (DVK) đi vào cuộc sống, mang lại hiệu quả thiết thực, Ban Dan vận Huyện uỷ đã chủ động tham mưu giúp cấp ủy triển khai thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác dân vận và xây dựng kế hoạch, hướng dẫn các đơn vị, khối dân vận cơ sở đăng ký xây dựng mô hình.

 

Đảng ủy các xã, thị trấn đã quan tâm phát động phong trào thi đua DVK sâu rộng ở  cơ sở nhằm động viên, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân và huy động sức mạnh từ nhân dân tham gia phát triển KT- XH, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. 

Từ sự chỉ đạo sát sao của các cấp uỷ Đảng và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận, phong trào thi đua DVK huyện Cao Phong đã có sức lan toả mạnh mẽ. Chất lượng, số lượng các mô hình được nhân rộng đã xuất hiện nhiều điển hình mới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nét mới trong giai đoạn 2011 - 2013 là phong trào thi đua này đã được gắn chặt với việc thực hiện xây dựng NTM theo chủ trương Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2010 - 2015 đề ra. Theo đó, đã từng bước khơi dậy tinh thần trách nhiệm, sự sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn cũng như tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong hệ thống chính trị. 

3 năm qua, toàn huyện đã xây dựng được hơn 50 mô hình DVK trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhiều mô hình đã và đang phát huy hiệu quả thiết thực. Tiêu biểu trên lĩnh vực kinh tế có các mô hình: “Tiết kiệm tín dụng” của Hội phụ nữ các cấp đã tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng giúp đỡ hội viên nghèo; chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng mía sang trồng cam của nhân dân xóm Trang Giữa, xã Tân Phong; chuyển đổi ruộng 1 vụ thành ruộng 2 vụ ăn chắc của xã Yên Thượng; trồng cây ăn quả có múi cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao của cán bộ, nhân dân khu 4, khu 2 thị trấn Cao Phong; “Tổ đổi công” của xóm Quáng Ngoài, Chằng Ngoài, xã Đông Phong... Thông qua các mô hình này đã góp phần đáng kể thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhâp cho nhân dân và giảm tỷ lệ hộ nghèo trong huyện. 

Về lĩnh vực xã hội nổi bật có các mô hình vận động nhân dân hiến đất làm đường nội đồng, đường GTNT theo tiêu chí XDNTM, xây dựng công trình phúc lợi của khối dân vận Đảng uỷ các xã Dũng Phong, Thu Phong, Tây Phong, Xuân Phong, Thung Nai hay mô hình về vận động xoá bỏ hủ tục lạc hậu, giữ gìn nét đẹp bản sắc văn hoá dân tộc của xã Tân Phong, Bình Thanh; công tác tham  mưu giúp UBND huyện giải quyết việc làm mới cho người lao động và thực hiện bình đẳng giới từ huyện đến cơ sở của chi bộ Phòng LĐ-TB&XH... đã có ý nghĩa xã hội sâu sắc góp phần xây dựng đời sống văn hoá. 

Song song với các lĩnh vực trên, những năm qua, huyện Cao Phong cũng đã xây dựng và nhân rộng các mô hình DVK trên lĩnh vực QP - AN, xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và đoàn thể vững mạnh. Đáng kể là các mô hình: tổ an ninh, tổ hoà giải xóm Đúng, xã Thu Phong; làng văn hoá - quốc phòng xóm Cạn, xã Xuân Phong; cụm an ninh liên hoàn của Công an huyện; chung sức XDNTM ở Ban CHQS huyện; tham mưu giúp cấp uỷ nâng cao chất lượng TCCS Đảng của chi bộ Ban Tổ chức Huyện uỷ và tham mưu giúp cấp uỷ triển khai thực hiện các chỉ thị, NQ của Đảng về công tác dân vận trong hệ thống chính trị của chi bộ Ban Dân vận Huyện uỷ... 

Theo đánh giá của BCĐ phong trào thi đua DVK của huyện thì chính từ việc xây dựng và nhân rộng mô hình đã góp phần nâng cao năng lực tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ chính trị của các cấp uỷ, chính quyền, nhất là thôn xóm, KDC. Thông qua hoạt động thường xuyên trao đổi thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nắm bắt dư luận trong nhân dân đã giúp cho cấp uỷ, chính quyền kịp thời giải quyết những đề xuất, kiến nghị, những vấn đề phát sinh ở cơ sở, nhờ vậy đã giảm được được việc khiếu nại, tố cáo vượt cấp, kéo dài trong nhân dân. Cũng chính từ phong trào thi đua DVK đã mang lại hiệu quả quan trọng trong phát triển KT - XH, giữ gìn ANCT - TTATXH trên địa bàn huyện.

 

 

                                                                Hoàng Nga

 

 

 

 

Các tin khác


Phát huy nhân tố chính trị, tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ trong xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) đã qua 70 năm nhưng bài học quý giá về phát huy nhân tố chính trị, tinh thần (CT, TT) vẫn nguyên giá trị. Đây cũng là nhân tố được vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng ĐBP, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trò chuyện với Đại tá Quách Đăng Phú, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh về nội dung này.

Quy định của Bộ Chính trị về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW (ngày 23/4/2024) quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ (Quy định số 142).

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Chiến thắng Hòa Bình góp phần quan trọng cùng quân và dân cả nước làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

                             NGUYỄN PHI LONG

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy 

Tỉnh Hòa Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cầu nối giữa vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hòa Bình là hậu cứ của chiến trường Chiến khu II, Liên khu III, là hành lang giao thông chiến lược giữa Liên khu III, Liên khu IV với Việt Bắc, Tây Bắc.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Đà Bắc

Sáng 4/5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Đà Bắc. Đoàn ĐBQH tỉnh gồm các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn; Nguyễn Cao Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh lần thứ 4, khóa XI

Ngày 3/5, Hội Nông dân (HND) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4, khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 nhằm đánh giá kết quả công tác Hội và phong trào nông dân quý I, triển khai nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2024 và thực hiện công tác cán bộ. Dự hội nghị có đồng chí Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục