Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh.

Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh.

(HBĐT) - Ngày 28/11/2013, tại kỳ họp thứ 6, QH khóa XIII đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2014. Đây là sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, việc triển khai thi hành Hiến pháp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của toàn bộ hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Nhân dịp này, Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh về việc triển khai thi hành Hiến pháp trên địa bàn tỉnh.

 

P.V: Xin đồng chí cho biết ý nghĩa của việc thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam?

 

Đồng chí Nguyễn Văn Quang: Sau 20 năm thực hiện Hiến pháp năm 1992, căn cứ vào tình hình thực tiễn, để phù hợp với tình hình phát triển mới của đất nước và hội nhập quốc tế, QH khóa XIII đã quyết định lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Đây là sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, thu hút sự quan tâm sâu sắc và nhiệt tình hưởng ứng của đồng bào, chiến sỹ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài và thực sự trở thành đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý sâu rộng trong cả hệ thống chính trị. Ngày 28/11/2013, tại kỳ họp thứ 6, QH khóa XIII đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2014. Những quy định của Hiến pháp thể hiện sâu sắc, toàn diện chủ trương đổi mới, toàn diện, đồng bộ cả về kinh tế, chính trị; thể hiện rõ và đầy đủ hơn bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ ta trong giai đoạn quá độ đi lên CNXH; thể hiện bao quát, toàn diện hơn về Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân và vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hiến pháp quy định rõ ràng và đầy đủ về chế độ chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, bảo vệ Tổ quốc, tổ chức bộ máy nhà nước, hiệu lực và quy định sửa đổi Hiến pháp. Hiến pháp là văn kiện đặc biệt quan trọng, phản ánh ý chí của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, tạo cơ sở chính trị - pháp lý vững chắc cho công cuộc xây dựng, bảo vệ, phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước trong thời kỳ mới.

 

P.V: Xin đồng chí cho việc triển khai thi hành Hiến pháp của tỉnh ta được thực hiện như thế nào?

 

Đồng chí Nguyễn văn Quang: Việc triển  khai thi hành Hiến pháp là một trong những nhiệm vụ quan trọng, có liên quan trực tiếp và ảnh hưởng sâu rộng đến toàn hệ thống chính trị, đòi hỏi sự tham gia tích cực, nghiêm túc của các cấp, các ngành, bảo đảm sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo, tập trung thống nhất của chính quyền, sự phối hợp của MTTQ. Để việc triển khai thi hành Hiến pháp có hiệu quả, chặt chẽ, nghiêm túc, bảo đảm chất lượng và thống nhất theo đúng tinh thần Chỉ thị số 320/CT-TW ngày 3/1/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng Về triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, ngày 14/1/2014, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 21-CT/TU “Về triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, ngày 13/1/2014, HĐND tỉnh đã ra Quyết định số 02/QĐ-TT.HĐND ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam trên địa bàn tỉnh. Mục đích, yêu cầu được đề ra là nâng cao nhận thức của CBCC và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh về Hiến pháp, ý thức trách nhiệm trong việc chấp hành và bảo vệ Hiến pháp, pháp luật; bảo đảm các quy định của Hiến pháp được tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong quá trình tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp; việc tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp phải được tiến hành kịp thời, đồng bộ, toàn diện, thống nhất, hiệu quả và tiết kiệm. Theo đó, ngày 16/1/2014 Thường trực HĐND tỉnh đã tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai thi hành Hiến pháp. Ngày 8/2/2014, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã ban hành văn bản số 45/HD/TG “Hướng dẫn tuyên truyền Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Sau hội nghị, các cơ quan, đơn vị và các huyện, thành phố đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung, ý nghĩa của Hiến pháp bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Công tác tuyên truyền sẽ tiếp tục được thực hiện trong năm 2014 và những năm tiếp theo.

 

Cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, trong năm 2014 và những năm tiếp theo, tỉnh ta sẽ tiến hành rà soát, sửa đổi, bãi bỏ hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND ban hành phù hợp với Hiến pháp. Để đáp ứng yêu cầu đó, căn cứ Hiến pháp sửa đổi năm 2013 và kết quả rà soát các văn bản quy phạm pháp luật ở Trung ương nhằm phù hợp với Hiến pháp sửa đổi năm 2013, UBND các cấp tiến hành rà soát, toàn diện, đồng bộ các văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND các cấp ban hành để phát hiện những quy định không hợp hiến, hợp pháp cần phải dừng thi hành, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hóa những quy định mới của Hiến pháp. Trong quá trình thực hiện, ưu tiên sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức bộ máy Nhà nước và các thiết chế khác trong hệ thống chính trị, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

 

Quá trình triển khai thi hành Hiến pháp, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh yêu cầu các Huyện, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc, đảng đoàn, ban cán sự đảng các ngành, địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, toàn diện, hiệu quả. Thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra và tạo điều kiện cần thiết cho cơ quan, tổ chức, đơn vị ở ngành, địa phương mình tổ chức tốt việc triển khai thi hành Hiến pháp; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc trong quá trình tổ chức thi hành Hiến pháp.

 

P.V: Trân trọng cảm ơn đồng chí.

 

 

 

                                                           Đức Phượng (thực hiện)

 

 

 

 

 

Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Yên Thủy

Sáng 6/5, tại xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đồng chí; Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn đã tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Yên Thủy. Dự hội nghị TXCT có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Đổi mới công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi, thời gian qua, công tác dân vận ở vùng ĐBDTTS được hệ thống chính trị các cấp của tỉnh chú trọng thực hiện.

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (SHCB), lãnh đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị.

Những tiếng nói tâm huyết của cán bộ, nhân dân Hòa Bình hướng về ngày kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ là một bản hùng ca bất hủ, mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam; làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. 70 năm đã trôi qua, nhưng những giá trị lịch sử to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị, mãi mãi là niềm tự hào dân tộc. Nhân dịp này, Báo Hòa Bình ghi nhận những ý kiến tâm huyết của cán bộ, nhân dân trong tỉnh hướng về ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước.


Góp bài học kinh nghiệm cho Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952, là chiến dịch đầu tiên sử dụng lực lượng lớn nhất về bộ binh và các binh chủng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) nhằm tiến công địch phòng ngự theo hình thức tập đoàn cứ điểm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của quân Pháp, đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch ở chiến trường trung du liên khu 3, góp phần làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của quân Pháp. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình khẳng định khả năng tác chiến ở địa hình rừng núi và khả năng tiến công hệ thống cứ điểm địch phòng ngự trong công sự vững chắc, tạo bước phát triển mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục