Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu kết luận tại cuộc họp.

Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu kết luận tại cuộc họp.

(HBĐT) - Ngày 18/4, BTV Tỉnh ủy họp, nghe và cho ý kiến vào các dự thảo: Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Chương tình hành động (CTHĐ) số 18-CTr/TU, ngày 13/4/2009 của BTV Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết (NQ) số 23-NQ/TƯ, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”; các NQ của BTV Tỉnh ủy về một số cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa trong lĩnh vực trồng trọt, giai đoạn 2014 - 2020 trên địa bàn tỉnh; NQ về một số chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển nuôi cá lồng bè vùng hồ thủy điện Hòa Bình, giai đoạn 2014 - 2020; NQ về một số chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh; Chỉ thị của BTV Tỉnh ủy về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đẩy mạnh thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa công sở; việc khen thưởng tổ chức Đảng và đảng viên theo định kỳ năm 2013; công tác cán bộ và một số công tác khác. Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp.

 

Qua 5 năm thực hiện CTHĐ số 18 của BTV Tỉnh ủy, lĩnh vực văn học, nghệ thuật (VHNT) trong tỉnh đã có bước chuyển biến tích cực. Hoạt động phổ biến, sáng tác tác phẩm đa dạng, phong phú. Các phong trào có bước phát triển sâu rộng, thu hút đông đảo các văn nghệ sĩ, các tầng lớp nhân dân, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ chính trị. Công tác XHH các hoạt động văn hóa, nghệ thuật được đẩy mạnh. Việc bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa phi vật thể trong lĩnh vực VHNT được triển khai tích cực. Hoạt động VHNT đã góp phần xây dựng môi trường văn hóa, có tác dụng tốt đối với việc hình thành nhân cách, lối sống lành mạnh trong xã hội... Tuy nhiên, sau 5 năm thực hiện CTHĐ số 18, vấn đề tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý VHNT của tỉnh còn thiếu và yếu, không theo kịp yêu cầu nhiệm vụ. Hoạt động VHNT chưa đồng bộ giữa sáng tác và phổ biến sáng tác. Hoạt động lý luận, phê bình văn học chưa thật sôi nổi, thiếu chuyên nghiệp. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ văn nghệ sĩ chưa có sự đầu tư thỏa đáng, chưa có biện pháp và chế độ đãi ngộ để phát hiện và bồi dưỡng tài năng...

 

Từ thực trạng của việc xây dựng và phát triển VHNT trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy đã phân tích, làm rõ thêm những kết quả đạt được và cho rằng: Dự thảo báo cáo cần đánh giá sâu hơn việc tổ chức thực hiện CTHĐ để từ đó chỉ rõ những hạn chế, yếu kém nhằm tìm giải pháp thực hiện phù hợp trong thời gian tới. Đồng thời, cần đánh giá thêm vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền đối với VHNT cũng như hiệu quả phối hợp hoạt động của các ban, ngành chức năng đối với lĩnh vực này nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội VHNT tỉnh cũng như tờ báo Văn nghệ.

 

Cũng tại cuộc họp, các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy và đại biểu dự họp đã tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến vào 3 dự thảo NQ của BTV Tỉnh ủy. Theo đó, NQ về phát triển sản xuất hàng hóa trong lĩnh vực trồng trọt nhằm mục tiêu duy trì và sử dụng linh hoạt 19.000 ha đất trồng 2 vụ lúa để đảm bảo an ninh lương thực và nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Mở rộng diện tích kinh doanh cây có múi lên 5.000 ha vào năm 2020, trong đó diện tích trồng cam trên 3.000 ha. Mở rộng và duy trì ổn định vùng sản xuất rau su su từ 300 - 500 ha, chè Shan tuyết từ 500 - 700 ha tại các xã vùng cao của tỉnh; phát triển đa dạng các loại rau phù hợp theo vùng sinh thái trên diện tích khoảng 11.000 ha, trong đó diện tích được chứng nhận an toàn, chứng nhận VietGAP đạt trên 1.000 ha. Khuyến khích doanh nghiệp liên kết, ký hợp đồng tiêu thụ nông sản với nông dân; phát triển các nhóm nông dân hợp tác tự nguyện, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; hỗ trợ tập huấn, khuyến nông và các dịch vụ tư vấn nhằm nâng cao kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch, kiến thức và kỹ năng quản lý kinh tế theo định hướng thị trường cho nông dân...

 

Nghị quyết về một số chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển nuôi cá lồng bè vùng hồ thủy điện Hòa Bình nhằm mục tiêu: Tập trung sản xuất thâm canh các loài cá chủ lực và bản địa theo hướng bền vững; phát triển hợp lý nghề nuôi cá lồng trong các thủy vực lớn, đến năm 2020 có 3.500 lồng nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Hòa Bình, tạo công ăn việc làm ổn định cho 2.800 lao động thuộc các xã ven hồ. Từng bước chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi tập trung, gia trại, trang trại...

 

Nghị quyết về chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống nhằm mục tiêu giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người lao động, góp phần đẩy nhanh tiến trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn và xây dựng NTM. Bảo tồn, khôi phục phát triển nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống theo hướng nâng cao quy mô, chất lượng, hiệu quả làng nghề và bảo vệ môi trường; xây dựng, quảng bá thương hiệu các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống mà tỉnh có thế mạnh và nguyên liệu và triển vọng thị trường... Phấn đấu mỗi năm công nhận được từ 1 - 2 nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh.

 

Cho ý kiến vào các NQ nêu trên, các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy khẳng định: Việc ban hành 3 NQ trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết và quan trọng, bởi đây chính là lợi thế của tỉnh. Tuy nhiên, để các NQ đi vào cuộc sống thì nhất thiết phải có sự thống nhất, vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành chức năng trong lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện và phải nâng cao được nhận thức của người dân để có sự đồng thuận, ủng hộ. Bên cạnh đó, việc xây dựng NQ cần có sự đánh giá sát thực, sâu sắc về thực trạng của lĩnh vực trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, phát triển nghề và làng nghề truyền thống của tỉnh. Từ đó có đề án cụ thể làm căn cứ xây dựng NQ đảm bảo tính khả thi. Ngoài ra, việc xây dựng NQ cần có chỉ tiêu, giải pháp, cơ chế chính sách cụ thể cũng như phải xác định được giá trị của một đơn vị diện tích và giá trị của một lồng cá để đánh giá mức độ hiệu quả khi thực hiện. Đối với phát triển nghề và làng nghề là hết sức cần thiết nhưng nên có sự tính toán kỹ lưỡng, khuyến khích đối với từng nghề cho phù hợp với tình hình của tỉnh.

 

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh yêu cầu các cơ quan soạn thảo văn bản tiếp thu ý kiến đóng góp của các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy và đại biểu dự họp để hoàn thiện văn bản, ban hành.

 

Về dự thảo báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện CTHĐ số 18 của BTV Tỉnh ủy, đồng chí đề nghị: Trên cơ sở NQ số 23 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới” cần có sự đánh giá toàn diện các chương trình đã đề ra, làm rõ thêm việc tổ chức thực hiện và trách nhiệm của các cơ quan liên quan. Đồng thời cần xây dựng Kết luận của BTV Tỉnh ủy để tiếp tục thực hiện CTHĐ trên.

 

Đối với 3 dự thảo NQ, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh yêu cầu: Cơ quan soạn thảo văn bản, nhất là Ban cán sự Đảng UBND tỉnh cần xây dựng đề án về các lĩnh vực đề cập, trên cơ sở đó để hoàn thiện các NQ. Các NQ nên tập trung vào chính sách hỗ trợ cho trồng trọt, phát triển nuôi cá lồng bè nhưng phải xác định cho được nguồn lực, tính hiệu quả nhằm đảm bảo tính khả thi. Muốn vậy, các giải pháp đề ra cần rõ ràng, cụ thể, xác định rõ mục tiêu, đối tượng hỗ trợ. Riêng việc nuôi cá lồng bè vùng hồ thủy điện Hòa Bình cần có quy định riêng phục vụ phát triển vùng chuyển dân sông Đà để có cơ chế khuyến khích cho vùng lòng hồ.

 

Về vấn đề phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh: Cần phải tạo cú huých để phát triển cho vùng nông thôn nhưng không thể làn tràn lan; có ban hành chính sách nhưng phải phù hợp với quy định của tỉnh. Cùng với đó, cần có sự kết nối các nguồn lực chứ không nên chỉ trông chờ vào ngân sách của tỉnh…

 

Đặc biệt, đồng chí lưu ý, việc ban hành NQ phải có phân công, phân nhiệm rõ ràng để việc thực hiện đạt được hiệu quả thiết thực.

 

Tại cuộc họp, BTV Tỉnh ủy cũng tập trung nghiên cứu, thảo luận dự thảo Chỉ thị của BTV Tỉnh ủy về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đẩy mạnh thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa công sở; việc khen thưởng tổ chức Đảng và đảng viên theo định kỳ năm 2013.

 

                                                                          Hoàng Nga

 

Các tin khác


Đổi mới sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh

Những năm qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Qua đó góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở

LTS: Hòa chung khí thế cả nước hân hoan kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 73 năm thành lập Công đoàn tỉnh Hòa Bình (1951 - 2024), phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh về sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh trong phát triển KT - XH địa phương.

Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục