CCB tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ trò chuyện, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ thành phố Hòa Bình.

CCB tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ trò chuyện, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ thành phố Hòa Bình.

(HBĐT) - Thực hiện Chỉ thị số 15 của Ban Bí thư T.Ư Đảng, Chỉ thị số 23 của BTV Tỉnh ủy, về tăng cường nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, trong những năm qua, công tác sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ, lịch sử cách mạng, lịch sử truyền thống và giáo dục truyền thống cách mạng đã được cấp ủy Đảng và chính quyền quan tâm. Tuy nhiên, để đưa những cuốn lịch sử của tỉnh đến đông đảo người dân, đặc biệt là với thế hệ trẻ vẫn còn không ít khó khăn. Phóng viên Báo Hòa Bình phỏng vấn tiến sỹ Bùi ỉnh, Chủ tịch Hội Sử học tỉnh xung quanh vấn đề này.

 

PV: Xin ông cho biết những kết quả nổi bật trong việc nghiên cứu, sưu tầm và biên soạn những cuốn lịch sử Đảng bộ, lịch sử cách mạng, lịch sử truyền thống của tỉnh ta trong thời gian qua?

TS Bùi ỉnh: Thực hiện Chỉ thị số 15 của Ban Bí thư T.Ư Đảng, Chỉ thị số 23 của BTV Tỉnh ủy về tăng cường nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ, lịch sử cách mạng, lịch sử truyền thống các huyện, thành phố và các ngành đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể quan tâm chỉ đạo và  đạt được nhiều thành tích đáng kể. Đến nay, toàn tỉnh đã xuất bản được hàng trăm ấn phẩm lịch sử đảng bộ, lịch sử cách mạng và truyền thống cách mạng; trong đó đã xuất bản cuốn Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hoà Bình tập I, II; lịch sử Đảng bộ tỉnh Hoà Bình qua các kỳ đại hội, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hòa Bình 1929 - 2010. Về cơ bản các huyện, thành phố đã biên soạn và xuất bản lịch sử đảng bộ đến năm 1995 và đang nghiên cứu, biên soạn thời kỳ 1995 - 2010. Nhiều xã đã tổ chức sưu tầm, biên soạn lịch sử Đảng bộ. Chủ động đưa lịch sử địa phương vào giảng dạy cho học sinh ở các trường phổ thông. Năm 2007, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ phối hợp với Sở GD&ĐT xuất bản cuốn giáo trình lịch sử tỉnh Hoà Bình (1886 - 2000) in 11.500 cuốn và cuốn sách hướng dẫn giảng dạy lịch sử địa phương trong các trường phổ thông trong tỉnh in 1.500 cuốn đã được cấp không thu tiền đến các trường THCS và THPT trong tỉnh. Việc làm đó đã góp phần tích cực vào việc bồi dưỡng về chính trị tư tưởng, xây dựng ý chí quyết tâm và phát huy truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh ta.  

PV: Có ý kiến cho rằng, đông đảo nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ chưa được tiếp cận nhiều với những cuốn lịch sử của tỉnh. Ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?  

TS Bùi ỉnh: Cho đến nay, tỉnh ta đã xuất bản được hàng trăm ấn phẩm lịch sử đảng bộ, lịch sử cách mạng song chưa thực sự thấm vào được công chúng, nhất là thế hệ trẻ bởi vì, việc phổ biến và tuyên truyền lịch sử, đặc biệt là lịch sử cách mạng chưa được coi trọng đúng mức. Lịch sử là chính trị. Dân tộc Việt Nam có quá trình lịch sử hào hùng. Bản sắc văn hóa dân tộc được thể hiện một cách sâu sắc nhất qua lịch sử. Vì thế cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục; trước hết trong hệ thống giáo dục trong nhà trường, làm chuyển biến nhận thức của thế hệ trẻ và nhận thức của xã hội. Tìm hiểu kỹ lịch sử nước ta, trong đó có lịch sử từng địa phương để nâng cao tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc. Vì vậy, Bác Hồ đã dạy: “Dân ta phải học sử ta”. Một trong những nguyên nhân mà giới giới trẻ chưa tiếp cận nhiều với lịch sử địa phương vì môn học này chưa được coi trọng trong nhà trường. Phương pháp giảng dạy môn lịch sử chưa được cải tiến. Vấn đề là cần phải rút ra những quy luật lịch sử khách quan dưới ánh sáng của học thuyết duy vật lịch sử, có liên hệ mật thiết với đời sống và quá trình đấu tranh của dân tộc ta từ đó rút ra những bài học sinh động trong cuộc sống.  

PV: Để đưa những nội dung cơ bản lịch sử Đảng bộ, lịch sử cách mạng, lịch sử truyền thống của tỉnh vào hệ thống trường học theo ông, tỉnh ta cần có biện pháp nào?  

TS Bùi ỉnh: Cùng với hiểu biết lịch sử đất nước còn phải biết lịch sử nơi mình sinh ra. Mỗi nơi lại có một truyền thống lịch sử hào hùng khác nhau. Thế hệ trẻ tỉnh ta cần phải biết về truyền thống lịch sử quê hương mình sinh ra và lớn lên, nơi mình đang sống có những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nào để tự hào và gìn giữ, đồng thời giới thiệu cho người ngoài địa phương biết những truyền thống ấy.  

Trong chương trình giảng dạy của ngành GD-ĐT, mỗi tuần, các trường bố trí từ 1  2 tiết sử địa phương. Cuốn giáo trình lịch sử tỉnh Hoà Bình (1886-2000)  và cuốn sách hướng dẫn giảng dạy lịch sử địa phương soạn thảo tương đối kỹ lưỡng, phân ra từng giai đoạn lịch sử sẽ giúp cho các thầy, cô giáo dạy tiết lịch sử địa phương đỡ phải bỏ ra rất nhiều công sức tìm tòi, sưu tầm tài liệu. Tập giáo trình phân ra 6 bài giảng; đã khái quát một cách toàn diện lịch sử ra đời và phát triển của tỉnh Hòa Bình (1886 - 2010). Bài 1, khái quát lịch sử, văn hóa, nguồn gốc hình thành và sự phát triển địa giới hành chính tỉnh Hòa Bình, giúp học sinh nắm được những nét khát quát về địa danh của tỉnh Hòa Bình thời kỳ trước năm 1886. Hòa Bình là chiếc nôi của loài người, có nền văn hóa đặc trưng, tiêu biểu: “Nền văn hóa Hòa Bình cùng những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Đồng thời, cũng giúp các em hiểu được những nét cơ bản về xã hội Hòa Bình thời kỳ trước Cách mạng tháng 8/1945 mang đậm nét là một chế độ Lang đạo phản động. Nhân dân các dân tộc Hòa Bình đã đoàn kết đấu tranh anh dũng chống lại chế độ phản động đó. Giáo dục học sinh lòng tự hào chân chính khi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất giàu truyền thống lịch sử và văn hóa. Bài 2: Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình chống thực dân Pháp trước khi có Đảng lãnh đạo; Giúp học sinh hiểu Hòa Bình cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là tỉnh nông nghiệp lạc hậu, Lang đạo bóc lột nặng nề, đời sống nhân dân cực khổ. Đó cũng chính là nguyên nhân nổ ra các phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp và phong kiến Lang đạo (1886-1930). Tiêu biểu là phong trào Đốc Ngữ, phong trào yêu nước Tổng Kiêm - Đốc Bang. Học sinh hiểu nguyên nhân, ý nghĩa lịch sử của các phong trào này. Giáo dục học sinh lòng tự hào, yêu mến, trân trọng cuộc sống độc lập tự do mà cách mạng đem lại. Bài 3: Phong trào đấu tranh cách mạng ở tỉnh Hòa Bình dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương (1930-1945 ); Giúp học sinh hiểu trong quá trình hình thành phát triển, phong trào Cách mạng ở Hòa Bình có sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương Đảng, của xứ ủy Bắc Kỳ. Sự kiện Ban cán sư Đảng tỉnh Hòa Bình ra đời và việc hình thành các khu căn cứ Cách mạng, thành lập chi bộ Đảng đầu tiên ở thị xã Hòa Bình là tiền đề quan trọng cho khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi trong toàn tỉnh. Học sinh hình dung được khí thế sôi nổi giành chính quyền trong toàn tỉnh từ ngày 20 -26/8/1945; hiểu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của sự kiện quan trọng này. Giáo dục học sinh tinh thần đoàn kết, lòng tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của nhân dân các dân tộc Hòa Bình. Bài 4: Quân và dân Hòa Bình tiến hành công cuộc xây dựng CNXH và kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975 ); cung cấp cho học sinh sự kiện: Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã kiên cường vượt qua mọi khó khăn, giành những thắng lợi lớn trong khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, đánh thắng chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ, làm tròn nghĩa vụ hậu phương chi viện cho tiền tuyến miền Nam, góp phần vào thắng lợi chung của cả nước. Giáo dục lòng tự hào về các thế hệ ông cha không những kiên cường trong kháng chiến và chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ mà còn kiên trì, bền bỉ, cần cù trong xây dựng quê hương đất nước. Bài 5: Quá độ đi lên CNXH và tiến hành công cuộc đổi mới ở tỉnh Hòa Bình (1976- 2000); cung cấp cho học sinh lòng tin vào công cuộc đổi mới toàn diện của Đảng, cộng với truyền thống lao động cần cù trước những khó khăn và thách thức mới, từng bước đạt được những thành tựu mới, xây dựng quê hương Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, sánh vai với các tỉnh bạn trong công cuộc xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Bài 6: Những truyền thống lịch sử và bài học kinh nghiệm (1986 - 2000 ); giúp cho học sinh hiểu rõ những truyền thống quý báu, những bài học kinh nghiệm của nhân dân các dân tộc Hòa Bình đã xây dựng, vun đắp nên trong cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ chống giặc ngoại xâm cùng bọn phong kiến Lang đạo tay sai, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ đất nước.  

Bên cạnh đó cần coi trọng môn lịch sử, cải tiến phương pháp giảng dạy môn lịch sử, đầu tư hơn nữa về đồ dùng dạy học, phương tiện dạy học. Tổ chức cho học sinh tham quan các di tích lịch sử, bảo tàng lịch sử... Về văn hóa nghệ thuật nên chú ý viết truyện lịch sử, truyện tranh lịch sử cho thiếu nhi, tổ chức hội đàm, thảo luận lịch sử địa phương. Có như thế mới có thể đào tạo một thế hệ trẻ giàu lòng yêu quê hương, đất  nước, những con người có bản lĩnh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nối tiếp truyền thống hào hùng của dân tộc ta.

 

PV: Xin cảm ơn ông!

 

 

                                                           Ngọc Vinh (Thực hiện)

 

Các tin khác


Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục