Các nhà báo Việt Nam và khách quốc tế dự Đại hội I, Hội những người viết báo Việt Nam.

Các nhà báo Việt Nam và khách quốc tế dự Đại hội I, Hội những người viết báo Việt Nam.

(HBĐT) - Hội Nhà báo Việt Nam được thành lập ngày 21/4/1950 tại chiến khu Việt Bắc, theo chủ trương của Thường vụ T.Ư Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hướng tới kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Hội, Báo Hoà Bình đăng tải vài nét về lịch sử ra đời và phát triển của Hội Nhà báo Việt Nam (từ các tổ chức tiền thân đến Hội Nhà báo Việt Nam hiện nay) để giới thiệu cùng bạn đọc.

 

Những đoàn thể báo chí trước khi ra đời các tổ chức tiền thân của Hội Nhà báo Việt Nam

 

Tờ báo đầu tiên trên thế giới ra đời năm 1622 là tờ Weekly News xuất bản ở Lôn Đôn. Sau gần 3 thế kỷ rưỡi, Hội các nhà báo Bỉ được thành lập năm 1894. Hội nhà báo quốc tế được thành lập năm 1895 tại châu Âu.

 

Tờ báo đầu tiên xuất bản ở Việt Nam là tờ Bulletin Officiel del’ Expéditin de la Cochinchine (Bản tin chính thức của Phái bộ Viễn chinh Nam kỳ) ra mắt năm 1862. Năm 1865, tờ báo tiếng Việt đầu tiên là tờ Gia Định báo do hai ông Trương Vĩnh Ký và Huỳnh Tịnh Của phụ trách được xuất bản. 55 năm sau (năm 1917), một tổ chức đoàn thể báo chí đầu tiên ở Việt Nam được thành lập, đó là Nghiệp đoàn báo chí thuộc địa do Lucien Héloury, chủ báo Opinion (Công luận) ở Sài Gòn làm Chủ tịch. Đây là tổ chức dành cho các nhà báo người Pháp hoặc thân Pháp. Năm 1940, thực dân Pháp lại lập ra Hội báo chí Bắc kỳ do Jean Saumont, chủ nhiệm báo La Volonté Indochinoise (ý nguyện Đông Dương) ở Hà Nội làm Chủ tịch, nhưng cũng là một tổ chức hữu danh vô thực, không được các nhà báo Việt Nam quan tâm.

 

Những năm đầu thế kỷ XX, hàng loạt tờ báo của người Việt Nam được xuất bản, tập hợp nhiều nhà văn, nhà báo, nhà trí thức theo từng nhóm nhỏ nhưng có các khuynh hướng chính trị khác nhau nên không thể tập hợp vào chung một tổ chức thống nhất.

 

Ngày 21/6/1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc) Nguyễn ái Quốc xuất bản tờ báo Thanh Niên, cơ quan của Hội Thanh niên cách mạng Việt Nam, tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam sau này.

 

Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập (3/2/1930), hàng loạt tờ báo của các tổ chức của Đảng Cộng sản khắp Trung - Nam - Bắc ra đời làm nòng cốt cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta chống ách đô hộ của thực dân Pháp, lôi cuốn nhiều tờ báo có khuynh hướng dân chủ, dân tộc yêu nước khác tham gia.

 

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các nhà báo cách mạng chuẩn bị thành lập một tổ chức đoàn thể báo chí thống nhất, bước đầu tổ chức hội nghị báo giới ở 3 miền. Ngày 27/3/1937, hội nghị báo giới Trung kỳ tại Huế có 60 đại biểu tham dự do nhà báo Hải Triều chủ trì. Hội nghị nêu quyết tâm tiến tới mặt trận báo chí toàn quốc.

 

Ngày 24/ 4/1937, trên 200 nhà báo thuộc 18 tờ báo ở Bắc Kỳ đã dự hội nghị lần thứ nhất tại Hà Nội do nhà báo Phan Tư Nghĩa chủ trì. Ngày 9/6/1937, hội nghị báo giới Bắc Kỳ họp lần thứ hai với sự tham gia của 150 đại biểu do ông Trần Huy Liệu chủ trì. Hội nghị bầu ra một Uỷ ban Quản trị thường trực để chuẩn bị hội nghị báo giới toàn quốc gồm 19 uỷ viên chính thức và 6 uỷ viên dự khuyết, trong đó có các ông Võ Nguyên Giáp, Trần Duy Liệu, Khuất Duy Tiến...

 

Ngày 27/8/1939, hội nghị báo giới Nam Kỳ được tổ chức tại Sài Gòn nhưng hội nghị thất bại do chiến tranh thế giới thứ hai cận kề, tình hình chính trị diễn biến xấu, nhiều phe nhóm với các chính kiến bất đồng nên nhiều đại biểu bỏ hội nghị ra về.

 

Tháng 9/1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Chính phủ Pháp đầu hàng phát xít Đức. Tình hình chính trị ở Đông Dương xấu đi. Hàng loạt báo chí tiến bộ ở Việt Nam bị đình bản. Việc thành lập một tổ chức đoàn thể của những ngưười làm báo không thể tiến hành được...

 

 

  (Còn nữa)

 

 

                                 Theo Người làm báo

 

 

 

Các tin khác


Đảng bộ thị trấn Đà Bắc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (SHCB), lãnh đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị.

Những tiếng nói tâm huyết của cán bộ, nhân dân Hòa Bình hướng về ngày kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ là một bản hùng ca bất hủ, mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam; làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. 70 năm đã trôi qua, nhưng những giá trị lịch sử to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị, mãi mãi là niềm tự hào dân tộc. Nhân dịp này, Báo Hòa Bình ghi nhận những ý kiến tâm huyết của cán bộ, nhân dân trong tỉnh hướng về ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước.


Góp bài học kinh nghiệm cho Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952, là chiến dịch đầu tiên sử dụng lực lượng lớn nhất về bộ binh và các binh chủng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) nhằm tiến công địch phòng ngự theo hình thức tập đoàn cứ điểm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của quân Pháp, đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch ở chiến trường trung du liên khu 3, góp phần làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của quân Pháp. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình khẳng định khả năng tác chiến ở địa hình rừng núi và khả năng tiến công hệ thống cứ điểm địch phòng ngự trong công sự vững chắc, tạo bước phát triển mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Phát huy nhân tố chính trị, tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ trong xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) đã qua 70 năm nhưng bài học quý giá về phát huy nhân tố chính trị, tinh thần (CT, TT) vẫn nguyên giá trị. Đây cũng là nhân tố được vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng ĐBP, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trò chuyện với Đại tá Quách Đăng Phú, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh về nội dung này.

Quy định của Bộ Chính trị về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW (ngày 23/4/2024) quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ (Quy định số 142).

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục