Công ty TNHH Sankoh Việt Nam chuyên sản xuất phụ kiện điện tử cảm biến công nghệ cao tại KCN bờ trái sông Đà (TPHB), bình quân mỗi năm sản xuất khoảng 200 triệu sản phẩm, doanh thu đạt khoảng 2 triệu USD.

Công ty TNHH Sankoh Việt Nam chuyên sản xuất phụ kiện điện tử cảm biến công nghệ cao tại KCN bờ trái sông Đà (TPHB), bình quân mỗi năm sản xuất khoảng 200 triệu sản phẩm, doanh thu đạt khoảng 2 triệu USD.

(HBĐT) - Với vị trí địa lý thuận lợi, môi trường đầu tư không ngừng được cải thiện, tỉnh ta đã và đang là điểm đến đối với nhiều nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Trong đó có nhiều quốc gia, tập đoàn đa quốc gia, thương hiệu toàn cầu như Nhật Bản, Hàn Quốc... đến đầu tư tại các khu công nghiệp (KCN) của tỉnh. Bên cạnh những mặt hàng công nghiệp truyền thống, tỉnh ta đang hướng vào thu hút đầu tư phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT). Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Hòa Bình đã trao đổi với đồng chí Trần Văn Phúc, Trưởng BQL các KCN tỉnh.

 

PV: Được xác định là một trong những lĩnh vực quan trọng trong thu hút đầu tư của tỉnh, xin đồng chí cho biết những kết quả nổi bật trong việc thu hút đầu tư ngành CNHT của tỉnh ta thời gian qua?

 

Đồng chí Trần Văn Phúc: Trong  những năm qua, với hàng loạt các chính sách ưu đãi hấp dẫn về đất đai, thuế, đào tạo nhân lực, đặc biệt là về cơ sở hạ tầng, tỉnh ta đã đạt được những kết quả nhất định trong việc thu hút đầu tư, đặc biệt là các dự án thuộc lĩnh vực CNHT. Nhiều dự án lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc đầu tư tại tỉnh đã đi vào hoạt động, tạo ra sản phẩm cạnh tranh, giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Trong đó đáng chú ý là có một số dự án CNHT có mức đầu tư lớn tại các KCN như: dự án nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô Nissin - Nhật Bản; Nhà máy sản xuất nhôm của Tập đoàn Almine Nhật Bản; nhà máy sản xuất và lắp ráp linh kiện điện tử hỗ trợ cho Tập đoàn Sam Sung Doosung Tech - Hàn Quốc,  Nhà máy sản xuất Modul camera điện thoại di động HNT Vina.... Phần lớn các nhà máy đã đi vào hoạt động và có sản phẩm xuất khẩu. Trước đó, các dự án sản xuất thấu kính quang học và sản xuất linh kiện điện tử của Nhật Bản đã hoạt động ổn định trên 10 năm tại tỉnh. Các nhà đầu tư nói chung, nhà đầu tư CNHT nói riêng, ngay từ khi tiếp cận với môi trường đầu tư của tỉnh đã nhận được sự hỗ trợ tích cực từ các cơ quan chức năng, nhà đầu tư hạ tầng. Việc tạo điều kiện kết nối với sở, ban, ngành liên quan trong quá trình tiến hành thủ tục đầu tư, xây dựng hạ tầng sản xuất đã giúp các nhà đầu tư rút ngắn được thời gian thực hiện, nhanh chóng đưa dự án đi vào hoạt động.

 

Tỉnh ta hiện có 8 KCN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung vào quy hoạch phát triển KCN Việt Nam. Tính đến tháng 5, các KCN của tỉnh đã thu hút được 63 dự án với số vốn đăng ký gần 390 triệu USD và 7.521 tỷ đồng. Năm 2014, doanh thu của các dự án đạt 2.738 tỷ đồng, nộp ngân sách 210, 5 tỷ đồng. Trong số này, có 13 dự án thuộc các ngành CNHT, trong đó có 9 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký 180, 5 triệu USD và 4 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký 183 tỷ đồng.

 

PV: Để thu hút đầu tư phát triển ngành CNHT, yếu tố nguồn nhân lực tay nghề cao được coi là vấn đề quan trọng. Đồng chí đánh giá thế nào về nguồn nhân lực hiện nay của tỉnh?

 

Đồng chí Trần Văn Phúc: Tỉnh ta hiện có khoảng 500.000 người trong độ tuổi lao động, trong đó có gần 13.000 người đang làm việc tại các KCN của tỉnh. Tính riêng các dự án thuộc lĩnh vực CNHT trong các KCN có khoảng 5.500 lao động, chiếm hơn 1/3 số lao động tại các KCN. Dự kiến đến năm 2020, các KCN sẽ có khoảng 25.000 lao động, trong đó, số lao động làm việc trong lĩnh vực CNHT vào khoảng 10.000 người.

 

Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề của tỉnh ước tính đạt khoảng 40% (số liệu năm 2012 là 32%).Trước mắt, lao động của tỉnh ta hiện đáp ứng được yêu cầu của các ngành CNHT ở mức trung bình khá, thể hiện qua thực tế là việc tuyển lao động của các dự án CNHT đều thuận lợi. Đó là, Công ty Doosung Tech Việt Nam  sản xuất, lắp ráp linh kiện điện thoại di động tại KCN Lương Sơn có trên 1.500 lao động; Công ty HNT VINA  sản xuất linh kiện điện tử, máy ảnh dùng cho điện thoại di động (camera module) có trên 1.000 lao động đều vượt số lượng đăng ký ban đầu.  Các dự án có nhu cầu tuyển lao động trình độ cao, số lượng ít như: Công ty Nissin Manufacturing Việt Nam sản xuất các bộ phận của máy móc, thiết bị vận tải; Công ty Almine Việt Nam sản xuất các sản phẩm nhôm dùng làm dây dẫn điện  đều tuyển được đủ lao động có trình độ đạt yêu cầu.

 

Tuy nhiên, vấn đề lao động chất lượng cao vẫn còn là sự băn khoăn của tỉnh cũng như các nhà đầu tư. Nhìn chung, các cơ sở đào tạo nghề của tỉnh mới chỉ đào tạo được nhân lực đáp ứng nhu cầu các doanh nghiệp trong nước, do vậy, nhiều lao động đã qua đào tạo khi vào làm việc tại các dự án CNHT của doanh nghiệp  đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), chủ sử dụng lao động lại phải đào tạo tại từ đầu.

 

PV: Để ngành CNHT phát triển bền vững, xin đồng chí cho biết, trong thời gian tới, tỉnh ta cần có những giải pháp thế nào?

 

Đồng chí Trần Văn Phúc: Xác định nguồn vốn FDI đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cho tỉnh phát triển theo hướng CNH -HĐH. Vì vậy, bên cạnh đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại và thực hiện nhiều biện pháp thu hút các dự án FDI trọng điểm, tỉnh không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, tập trung quy hoạch, xây dựng và phát triển các KCN. Trong đó, phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp ưu tiên, tạo nền tảng để phát triển doanh nghiệp CNHT. Tiếp tục đổi mới phương thức xúc tiến đầu tư, tiếp cận trực tiếp để mời gọi các nhà đầu tư có tiềm lực về tài chính, công nghệ tiên tiến đến từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và các công ty đa quốc gia. Xây dựng môi trường đầu tư lành mạnh thuận lợi cho doanh nghiệp hỗ trợ đầu tư vào tỉnh. Khuyến khích các nhà đầu tư trong tỉnh tham gia trên cơ sở đổi mới các chính sách ưu đãi đặc thù dành cho doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm hỗ trợ về chính sách đất đai. Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để  doanh nghiệp CNHT được tiếp cận nhanh nguồn vốn từ các ngân hàng, bổ sung kịp thời vốn cho sản xuất, ưu đãi thuế xuất, nhập khẩu, xem xét cho hưởng thuế công nghệ cao nếu sản phẩm cung ứng là công nghệ cao.

 

Các ngành, địa phương, công ty hạ tầng cần tập trung triển khai xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng cơ sở các KCN gắn kết chặt chẽ với hệ thống hạ tầng xã hội như các khu đô thị, dịch vụ nhằm cung cấp nhà ở, dịch vụ khám - chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ, vui chơi giải trí... đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư trong hoạt động SX -KD, bảo đảm ANTT, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Thực hiện quy hoạch và triển khai các giải pháp hỗ trợ nguồn nhân lực. Tạo điều kiện để xây dựng và phát triển các mối liên kết kinh tế và đẩy mạnh phát triển sản xuất của các doanh nghiệp CNHT. Các thành phần kinh tế trong tỉnh chủ động liên kết với các doanh nghiệp FDI nhất là các tập đoàn lớn để tham gia hoạt động sản xuất trong lĩnh vực CNHT.

 

Ngoài ra, tỉnh cần kết nối các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp nội địa trong phát triển sản xuất hỗ trợ thông qua các chương trình giới thiệu nhu cầu phát triển và sử dụng sản phẩm phụ trợ; xây dựng cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phụ trợ để làm cơ sở cho việc giới thiệu, tìm kiếm các mối liên kết. Điều này giúp các công ty, tập đoàn xuyên quốc gia có thể dễ dàng nhận dạng cơ hội đầu tư và tìm kiếm được các nhà cung cấp tiềm năng tại các KCN của tỉnh.

 

PV: Xin cảm ơn đồng chí!

 

 

Ngọc Vinh (Thực hiện)

 

 

Các tin khác


Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ 11, khoá XV

Chiều 3/5, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị lần thứ 11, khoá XV, nhiệm kỳ 2019 - 2024 (kỳ họp bất thường). Dự hội nghị có đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Thủy

Ngày 3/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Thủy. Tham gia đoàn có đại diện Sở GD&ĐT, Trung tâm Phát triển quỹ đất (Sở TN&MT), các phòng, ban chức năng của huyện Lạc Thủy. 

Sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 3-5, tại sân vận động tỉnh Điện Biên, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Ban chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025 (Ban chỉ đạo) tổ chức sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).

Tỉnh Hòa Bình tham gia Tọa đàm Kết nối địa phương, doanh nghiệp Việt Nam - Canada

Vừa qua, đoàn công tác tỉnh Hòa Bình cùng đoàn công tác Cục Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao và các tỉnh bạn tham gia Chương trình Quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ và Canada đã đến thăm và có buổi làm việc với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Vancouver, Canada. Tiếp đón các đoàn công tác có đồng chí Phan Kiều Thu, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Vancouver, Canada.

Thanh niên huyện Cao Phong khơi dậy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo

Với tinh thần nhiệt huyết, không ngại khó, thời gian qua, nhiều đoàn viên, thanh niên trên địa bàn huyện Cao Phong đã năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Từ đó xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả do đoàn viên, thanh niên làm chủ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Đồng ý về việc khởi tố đối với ông Dương Văn Thái

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Dương Văn Thái, đại biểu Quốc hội khóa XV.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục