(HBĐT) - Xóm Cả, xã Liên Vũ (Lạc Sơn) có 100 hộ với 408 nhân khẩu sinh sống tập trung. Những năm gần đây, người dân trong xóm đã thực hiện tốt chủ trương của Đảng ủy, chính quyền xã trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Theo đó, dựa vào điều kiện thực tế, nhân dân trong xóm tích cực thâm canh tăng vụ, xen canh gối vụ đem lại chất lượng và năng suất cao. Thực hiện chuyển đổi nhiều loại cây, trong đó, tập trung chủ yếu vào cây mía, bí trái mùa và mới đây nhất là ớt số 7 (Nhật Bản).

Vườn ớt rộng 3.000 m2 của gia đình bà Bùi Thị Lịch, xóm Cả, xã Liên Vũ (Lạc Sơn) phát triển tốt, dự kiến thu hoạch vào tháng 2/2017.

 

Cán bộ KN-KN thường xuyên xuống xóm tập huấn quy trình, kỹ thuật gieo trồng cho bà con và trực tiếp kiểm tra trên diện tích đất sản xuất của từng hộ. “Riêng trong năm nay, tôi đã tập huấn cho khoảng 50 lượt người trong xóm về kỹ thuật trồng và chăm sóc bí trái mùa và ớt số 7, tư vấn kỹ thuật riêng cho hơn 25 hộ”- đồng chí Trịnh Tố Nghiêm, cán bộ KN-KN xã Liên Vũ cho biết. Hiện, diện tích mía của xóm có 9 ha, bí trái mùa 4 ha. Giá mía ổn định ở mức 3.500 – 4.000 đồng/cây, bí trái vụ từ 7.000 – 8.000 đồng/kg, lúc cao điểm giá bí lên đến 17.000 đồng/kg, mía 4.500 đồng/cây. Theo trưởng xóm Bùi Văn Hợp, năm 2012, xuất phát từ nhóm cùng sở thích với hơn 10 người tham gia có chung suy nghĩ chuyển đổi sang trồng bí trái vụ, chúng tôi đã tìm tòi, học hỏi kỹ thuật và trồng được 3 vụ bí/năm. Từ đó đến nay, bí trái vụ ở xóm Cả luôn phát triển tốt, phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu, cho thu nhập hơn 25 triệu đồng/1.000 m2. Cả nhóm thực hiện mô hình tổ đổi công giúp nhau trong thời điểm gieo trồng, thu hoạch. Đến nay, nhóm đã tăng lên 30 người tham gia và duy trì ổn định. Tiêu biểu trong trồng bí trái vụ và mía của xóm như các hộ: Bùi Văn Toán, Bùi Văn Long, Bùi Văn Chiện, Bùi Văn Đức…

 

Một yếu tố quan trọng khiến giá nông sản luôn ổn định ở mức cao là cơ sở hạ tầng của xóm khá tốt. Với trên 80% đường giao thông liên thôn được cứng hóa; 1.700 m2 kênh mương được kiên cố hóa đảm bảo tưới tiêu phục vụ sản xuất. Hiện 4.300 m2 kênh mương còn lại đã quy hoạch xong và chuẩn bị được xây dựng.

 

Là loại cây mới đối với bà con xóm Cả nhưng ớt số 7 đang chứng tỏ sự triển vọng trên từng thửa đất. Bắt đầu trồng từ đầu tháng 11 với 1,6 ha, cây ớt Nhật Bản phát triển tốt và đem lại những tín hiệu tích cực. Trước đó, Công ty TNHH dịch vụ Phú Sĩ - chi nhánh Thanh Hóa đã liên hệ và đến xã, xóm để xem xét địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu và quyết định cung ứng tạm thời giống, phân bón, chuyển giao kỹ thuật trồng cho bà con. 19 hộ dân của xóm đã mạnh dạn đăng ký trồng ớt dựa trên cơ sở Công ty nhận bao tiêu toàn bộ sản phẩm, chính vì yên tâm về đầu ra nên bà con hồ hởi thực hiện, tiêu biểu như các hộ: Bùi Văn Hợp (trưởng xóm), Bùi Thị Lịch, Bùi Thị Lẻm…

 

Đến thăm vườn ớt số 7 rộng trên 3.000m2 của gia đình bà Bùi Thị Lịch, chúng tôi ngạc nhiên trước những quả ớt xanh rì, dài hơn 15 cm. Bà Lịch cho biết: “Khi đến độ chín, ớt có màu đỏ và dài tối đa 20 cm. Nhờ được tập huấn kỹ thuật trồng khá tỉ mỷ, lại yên tâm về đầu ra nên tôi đã đăng ký trồng trên thửa đất của gia đình và hy vọng vụ ớt đạt năng suất cao”. Hiện trên thị trường, ớt số 7 được bán với giá 25.000 đồng/kg, cả xã đã phát triển lên 4,2 ha và dự kiến thu hoạch vào tháng 2/2017 khi kết thúc vụ đông.

 

Bên cạnh đó, xóm kết hợp cải tạo vườn tạp sang trồng cây có giá trị kinh tế cao như chanh, bưởi, ổi. Nhờ thực hiện đồng bộ cùng quyết tâm cao của bà con, nhiều hộ dân trong xóm đã thoát khỏi diện hộ nghèo như: Bùi Văn Tình, Bùi Văn Xà, Bùi Văn Long… Hiện, thu nhập bình quân của xóm đạt 22 triệu đồng/người/năm (tăng 5 triệu đồng so với năm 2011), tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11%, đời sống nhân dân được nâng lên.

 

 

                                                                Thanh Sơn

Các tin khác


Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Triển vọng nghề nuôi dê núi ở vùng cao Đà Bắc

Tận dụng tiềm năng, lợi thế về bãi chăn thả, nguồn thức ăn, những năm qua, người dân trên địa bàn huyện Đà Bắc chú trọng chuyển đổi từ nuôi trâu, bò sang nuôi dê. Với ưu điểm "chỉ ăn cỏ, uống nước lã”, nuôi dê trở thành hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục