(HBĐT) - Theo lời giới thiệu của các đồng chí lãnh đạo UBND xã Hợp Thành (Kỳ Sơn), chúng tôi đến thăm vườn thanh long của gia đình ông Vũ Tuấn Khích (xóm Giếng). Trên địa bàn xã Hợp Thành có nhiều hộ gia đình trồng thanh long ruột đỏ, tuy nhiên, ông Khích là một trong những người đầu tiên thành công với mô hình này.

 

Ông Vũ Tuấn Khích, xóm Giếng, xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) chăm sóc vườn thanh long.

Sau khi nghỉ hưu theo chế độ, ông Khích tiếp tục “thú vui điền viên” trên khu vườn của mình. Trồng cây thanh long đã lâu nhưng những năm gần đây, thanh long mới thực sự là một trong những nguồn thu nhập chính cho gia đình. Với niềm đam mê, trong quá trình trồng, ông chăm chú nghiên cứu, tham khảo tài liệu liên quan đến đặc tính, kỹ thuật trồng, chăm sóc sao cho cây thanh long phát triển tốt nhất. Hiện giờ, trong khu vườn rộng 3.000 m2 của gia đình ông có trên 350 trụ thanh long. Chúng tôi ấn tượng khi vườn thanh long của ông được trồng khá quy mô, trụ thành hàng lối đều tăm tắp, có vòi phun nước dưới mỗi trụ. 

Ông Khích cho biết: Những quả thanh long ruột đỏ do gia đình trồng là sản phẩm sạch, không phun thuốc trừ sâu hay sử dụng bất cứ chế phẩm hóa học nào. Bên cạnh đó, nhờ kinh nghiệm lâu năm cùng với chăm sóc tỉ mỉ nên vườn thanh long rất sai quả. Quả nào, quả nấy đều to, trông bắt mắt, vì vậy, không khó khăn tìm đầu ra cho sản phẩm. Mỗi vụ thanh long, gia  đình ông thu từ 5 - 6 tấn quả, giá bán từ 20.000 - 25.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí thu lời cả trăm triệu đồng. Thành công ấy không chỉ giúp ông mà còn giúp nhiều hộ dân khác của xã Hợp Thành tìm được hướng phát triển kinh tế mới, cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập.  

Cách nhà ông Khích chưa đầy 100 mét, chúng tôi đến thăm vườn thanh long của gia đình bà Bùi Minh Thức (xóm Giếng). Bà Thức trồng thử 70 trụ thanh long và cũng cho kết quả ngoài mong đợi. Mùa thanh long vừa rồi, gia đình bà thu về hơn 30 triệu đồng. Bà Thức cho biết: “Thanh long thuộc họ xương rồng, ưa nắng và chịu hạn tốt, ít bệnh, phù hợp với thổ nhưỡng địa phương nên tôi không gặp khó khăn khi trồng. Mùa thanh long vừa rồi mang lại cho gia đình tôi nguồn thu nhập đáng kể. Tôi dự định sẽ mở rộng khu vườn để tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình”. 

Trước những hiệu quả cây thanh long ruột đỏ mang lại, đồng chí Nguyễn Văn Mậu, Chủ tịch UBND xã Hợp Thành nhận định: Cây thanh long cho hiệu quả kinh tế cao, là loại cây mới, ít cạnh tranh nên đầu ra khá ổn định, hứa hẹn là một trong những cây trồng chủ lực của xã. Tuy nhiên, tâm lý ngại thay đổi của người dân, ruộng đất manh mún dẫn đến việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng chậm, mô hình khó được nhân rộng. Xã mong muốn các cấp, ngành quan tâm hơn nữa, nhất là vấn đề cải cách ruộng đất và chuyển dịch cơ cấu cây trồng để quả thanh long trở thành những “trái ngọt” cho đời sống vật chất, tinh thần của người dân nơi đây.

 

                                                                         Hoàng Anh   

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục