(HBĐT) - Trong bối cảnh hầu hết các khoản thu đều có mức tăng trưởng cao hơn so với mức thực hiện bình quân 5 năm. Các doanh nghiệp hoạt động chưa hiệu quả chiếm tỷ lệ cao. Một số đơn vị còn chây ỳ nợ thuế. Nhiều chính sách mới ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách. Song, dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Cục Thuế tỉnh đã chủ động phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tìm giải pháp tháo gỡ để đảm bảo nhiệm vụ thu ngân sách trên địa bàn.

 

Theo thống kê của Cục  Thuế tỉnh, tính đến ngày 31/12/2016, tổng nợ thuế trên địa bàn là 309.968 triệu đồng, trong đó, nợ khó thu 113.512 triệu đồng; nợ chờ xử lý 1.233 triệu đồng; nợ có khả năng thu 195.223 triệu đồng, chiếm 6,7% tổng thu ngân sách năm 2016. Nguyên nhân nợ thuế, theo đồng chí Bùi Đức Hiển, Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh là do phần lớn các DN kinh doanh kém hiệu quả, không thu hồi được công nợ nên gặp khó khăn về tài chính, không có khả năng nộp thuế kịp thời. Trong đó có 25 DN nợ thuế từ 2 tỷ đồng trở lên với tổng số thuế nợ 138.359 triệu đồng. Một số DN có số nợ lớn như: Công ty CP cơ khí lắp máy sông Đà - chi nhánh 1 nợ  28 tỷ đồng; Công ty TNHH xây dựng và dịch vụ Huy Hà nợ gần 10 tỷ đồng; Công ty CP 565 nợ gần 8 tỷ đồng; Công ty CP cồn và tinh bột Phú Mỹ nợ trên 6 tỷ đồng; Công ty CP khoáng sản nợ trên 7 tỷ đồng; Công ty TNHH Trung Dũng nợ trên 5,5 tỷ đồng.

 

Bên cạnh đó có một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho các đơn vị sử dụng vốn ngân sách Nhà nước (NSNN) nhưng chưa được thanh toán gồm: nhà thầu chính, nhà thầu phụ, liên danh; tình trạng các DN lợi dụng, chiếm dụng vốn của nhau để quay vòng, nhất là các DN kinh doanh nông sản, DN khai thác đá dẫn đến nợ thuế tăng. Có DN phải di dời địa điểm kinh doanh, tạm ngừng hoạt động trong một thời gian dài, như Công ty mía đường Hòa Bình, nợ thuế 6,9 tỷ đồng đã ảnh hưởng không nhỏ tới thu nộp ngân sách. Một vài nguyên nhân khác thuộc về cơ chế, chính sách là: chính sách không tính tiền chậm nộp đối với các DN cung cấp hàng hóa dịch vụ cho đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhưng chưa được NSNN thanh toán thay cho chính sách gia hạn nộp thuế trước đây, không kiểm soát được thời gian DN được đơn vị sử dụng vốn ngân sách thanh toán nên DN có thể không nộp kịp tiền thuế nợ khi được thanh toán. Một số DN bỏ địa chỉ kinh doanh nên không thể thực hiện được biện pháp đôn đốc, cưỡng chế nợ thuế…

 

Trên cơ sở số liệu, phân tích của ngành thuế, Thường trực HĐND tỉnh đã có văn bản đề nghị và yêu cầu UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị quyết liệt hơn trong công tác thu NSNN. Tập trung chỉ đạo cơ quan thuế thu hồi nợ thuế, nợ tiền sử dụng đất theo quy định. Có biện pháp mạnh, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về thuế, gian lận thương mại, cố tình nợ thuế. Xây dựng cơ chế để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN. Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư. Chỉ đạo các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch thanh, kiểm tra quản lý và sử dụng đất tại các DN Nhà nước đã cổ phần hóa. Cục Thuế tỉnh cần tập trung phân loại thuế, đối tượng nợ thuế và đưa ra những giải pháp tích cực để giảm nhanh nợ thuế, đặc biệt đối với những khoản thuế khó đòi, hạn chế phát sinh nợ thuế mới. Chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ thu ngân sách trên địa bàn. 

 

Theo báo cáo của UBND tỉnh, tổng thu NSNN 2 tháng đầu năm nay ước đạt 17% dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 13% so với cùng kỳ; nợ thuế giảm 13,4 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2016. Đây là những tín hiệu khả quan. Hy vọng rằng, với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, sự khởi sắc trong hoạt động  SX- KD và ý thức chấp hành pháp luật về thực hiện nghĩa vụ thuế của các DN, công tác thu ngân sách trên địa bàn sẽ đạt được kết quả như mong muốn.

 

                                                                                    Thúy Hằng

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục