(HBĐT) - Đến thời điểm này, huyện Yên Thủy đã có trên 400 ha cam, bưởi cùng hàng trăm ha rau an toàn, cây dược liệu các loại. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, nông dân đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa lớn.


Nông dân xã Bảo Hiệu (Yên Thủy) thu hoạch bí xanh, năng suất ước đạt trên 18 tấn/ha.

 Nông dân xóm Rò, xã Phú Lai đã chuyển sang bí xanh trên diện tích đất lúa kém hiệu quả trước đây. ông Đỗ Văn Tuấn, người trồng bí xanh có diện tích lớn nhất, nhì xóm chia sẻ: "Tuy năm nay giá bí xanh thấp hơn so với cùng thời điểm năm 2016 nhưng bù lại, năng suất bí đạt cao hơn. Sau vụ thu hái, chúng tôi sẽ củng cố lại hệ thống cọc, giàn lưới để chuẩn bị cho trồng trái vụ”. Được biết, cách đây hơn 3 năm, Trạm Khuyến nông huyện Yên Thủy đã triển khai mô hình trồng bí xanh an toàn ở các xã, trong đó có xã Phú Lai với quy mô 12 ha. Hiện nay, bà con đã nắm bắt được kỹ thuật trồng, chăm sóc để bí xanh mang lại hiệu quả kinh tế cao, từ đó, vùng sản xuất được mở rộng diện tích.

Tại nhiều đồng đất của xã Đa Phúc hôm nay, bà con đang triển khai trồng cây dược liệu, được Dự án Giảm nghèo giai đoạn 2 đưa vào trồng thử nghiệm cách đây hơn 2 năm. ông Bùi Văn Tửu ở xóm Ráng cho biết: "Trước đây, gia đình tôi trong diện hộ nghèo. Kể từ khi tham gia mô hình trồng cà gai leo, cuộc sống dần khấm khá. Với 7.000 m2 đất, tôi có thu nhập hàng trăm triệu đồng, tính ra mỗi ha cho năng suất 12 tấn tươi, tương đương hơn 2 tấn dược liệu khô, thu nhập 140 triệu đồng. Mặt khác, tôi cùng nhiều bà con yên tâm về thị trường cây dược liệu vì được Công ty Biopharm Hòa Bình đứng ra thu mua theo hình thức liên kết lâu dài. Nhờ đó, các hộ phấn khởi trồng vụ mới, tiếp tục tận dụng diện tích đất của gia đình để trồng thêm cà gai leo.

Theo thống kê của phòng NN & PTNT huyện, trên địa bàn có hàng chục mô hình đã được mở rộng và hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tiêu biểu như vùng cam, bưởi các xã Ngọc Lương, Yên Trị, Bảo Hiệu, vùng trồng bí xanh an toàn khoảng trên 30 ha ở các xã Phú Lai, Đoàn Kết, Bảo Hiệu; vùng trồng cây dược liệu (cà gai leo, ngưu tất, đương quy) 40 ha ở các xã Đa Phúc, Lạc Lương, Lạc Sỹ… Đồng chí Nguyễn Trọng Vinh, Phó phòng NN & PTNT huyện cho biết: "Huyện đang tập trung tạo dựng các vùng sản xuất hàng hóa lớn mà trọng tâm là các loại cây ăn quả có múi, cây dược liệu và sản xuất rau an toàn. Một số cây trồng đang được đưa vào trồng thử nghiệm hướng tới nhân rộng nếu thực hiện thành công, về rau (rau sắng), về cây dược liệu (nhân trần, xạ đen), mỗi mô hình có quy mô 1 - 2 ha. Đối với chăn nuôi đã hình thành nhiều trang trại, gia trại, chủ yếu là gia trại nhỏ nuôi đa dạng các sản phẩm (lợn, gà, vịt, dê). Để thúc đẩy sản xuất hàng hóa, huyện đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh; tuyên truyền, vận động hộ làm nông nghiệp mạnh dạn đầu tư, thay đổi tư duy, nhận thức đối với sản xuất nông sản thực phẩm sạch, an toàn đáp ứng nhu cầu của thị trường. Mặc khác, đồng hành với bà con trong tìm kiếm thị trường, giới thiệu, quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hóa thông qua kênh thông tin truyền thông nhằm đưa sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn của địa phương tới mọi miền, không chỉ dừng lại ở thị trường Hà Nội và một số tỉnh lân cận như hiện nay”.

 

                                                                             Bùi Minh

 

Các tin khác


Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục