(HBĐT) - Diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa… được quan tâm đầu tư, từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất, phục vụ dân sinh. Chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản xuất phát triển theo hướng hàng hóa gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được củng cố. Cảnh quan môi trường nông thôn dần được cải thiện, đời sống kinh tế ngày càng ổn định… Đó là những kết quả đạt được của xã ân Nghĩa (Lạc Sơn) sau 6 năm thực hiện xây dựng NTM. Hiện nay, xã đạt được 13 tiêu chí.


Các hạng mục nhà văn hóa xóm Tuôn, xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) đang hoàn thiện nhằm đạt tiêu chí số 6 về   cơ sở vật chất văn hóa.

 Xã Ân Nghĩa có 1.905 hộ với 8.755 khẩu, chia thành 21 xóm, phố với 95% người dân là dân tộc Mường. Nằm trên tuyến quốc lộ 12B, tiếp giáp với nhiều xã đã tạo thuận lợi cho xã ân Nghĩa khai thác tiềm năng sẵn có, thu hút các nguồn lực bên ngoài, đẩy mạnh giao thương nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến tích cực, thu ngân sách Nhà nước hàng năm đạt và vượt chỉ tiêu cấp trên giao, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 10,7%. Xã có 18/21 xóm, phố đạt danh hiệu làng văn hóa, trên 82,6% hộ đạt gia đình văn hóa.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2017 ước đạt 9,3%, thu nhập bình quân đạt 17,6 triệu đồng/ người/6 tháng. Kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể được đầu tư phát triển. Đến nay, trên địa bàn xã có 1 tổ hợp tác, 7 doanh nghiệp và hơn 200 hộ kinh doanh cá thể,

Bên cạnh những kết quả đạt được, hiện nay, trong quá trình xây dựng NTM ở ân Nghĩa vẫn còn một số vướng mắc như với 5 hồ, đập, hệ thống kênh mương chính toàn xã dài trên 47 km, trong đó, mới kiên cố hóa được 19,037 km, đạt 40%, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp.

Hiện nay, toàn xã mới có 9/21 xóm có nhà văn hóa, chưa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa của người dân. Vì thế, xã huy động sự đóng góp từ nhân dân, kết hợp với nguồn ngân sách của xã và sự hỗ trợ của Nhà nước, cấp trên xây dựng nhà văn hóa cho 12 xóm còn lại. Cùng với đó, xã xây dựng khu thể thao gần UBND xã với tổng kinh phí gần 600 triệu đồng.

Cùng với đó, xã chưa được xây dựng bãi thu gom rác thải tập trung, còn 694 hộ nhà vệ sinh chưa hợp vệ sinh, bằng 37,05%. Để khắc phục khó khăn, xã đã tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để người dân ý thức việc bảo vệ môi trường. Xây dựng các công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh. Đẩy mạnh phong trào "Nhà sạch, vườn đẹp, ngõ xóm văn minh”. Tổ chức cho thanh niên tham gia các hoạt động thu dọn vệ sinh, thu gom rác thải. Thành lập đoạn đường tự quản liên xã, liên xóm, đường trục giao cho các ban, ngành, đoàn thể tự quản...

Đồng chí Bùi Văn Đan, Chủ tịch UBND xã ân Nghĩa cho biết: Để đẩy nhanh tiến trình xây dựng NTM, cấp ủy, chính quyền xã tiếp tục phối hợp với các đoàn thể tổ chức tuyên truyền, vận động tới cộng đồng, từng hộ dân, tạo điều kiện để nhân dân tham gia bàn bạc, thực hiện và giám sát thực hiện các nội dung. Tiếp tục rà soát, triển khai thực hiện 13 tiêu chí đã đạt. Tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoàn thành 6 tiêu chí còn lại. Mục tiêu đặt ra trong năm 2017, xã ân Nghĩa sẽ đạt chuẩn NTM.

 

                                                                              Đồng Hương


 

Các tin khác


Thành phố Hà Nội ủy quyền cho cấp huyện quyết định giá đất

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 4905/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giá đất cụ thể và quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể làm căn cứ tính tiền bồi thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất...

Hoàn thành di chuyển hộ dân phục vụ chặn dòng hồ chứa nước Cánh Tạng đầu tháng 11/2023

(HBĐT) - Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng là 1 trong 4 dự án quan trọng của Bộ NN&PTNT, khi hoàn thành, đưa vào khai thác sẽ mang lại hiệu quả cao, thúc đẩy phát triển kinh tế cho huyện Lạc Sơn nói riêng và tỉnh Hòa Bình. Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, huyện Lạc Sơn đang tập trung triển khai công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), xây dựng điểm tái định cư (TĐC) cho các hộ dân, phục vụ công tác chặn dòng vào tháng 11/2023.

Giá nhiều mặt hàng nông sản đồng loạt giảm mạnh

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, chốt tuần vừa qua, sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá hàng hoá nguyên liệu thế giới. Tuy nhiên, nhiều mặt hàng quan trọng ghi nhận các mức giảm mạnh đã kéo chỉ số MXV-Index giảm 0,44% xuống 2.278 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở trung bình đạt trên 3.600 tỷ đồng mỗi phiên.

Phiên chợ vùng cao tỉnh Hòa Bình từ 3 - 7/10: "Chợ phiên - Nét đẹp vùng cao"

(HBĐT) - Phiên chợ vùng cao tỉnh Hoà Bình năm 2023 với chủ đề "Chợ phiên - Nét đẹp vùng cao".

Tạo sinh kế để người dân bảo vệ rừng

(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển lâm nghiệp. Trong những năm qua, nhằm nâng cao giá trị của rừng, Hòa Bình đã ban hành nghị quyết, xây dựng đề án hỗ trợ phát triển kinh tế rừng. Tuy nhiên, với diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được người dân khoanh nuôi bảo vệ chiếm tỷ lệ lớn, trong khi phí khoán bảo vệ và phí dịch vụ môi trường rừng được chi trả thấp khiến nhiều hộ dân chưa thực sự sống được nhờ rừng. Đây là vấn đề đặt ra không chỉ đối với Hòa Bình mà còn là bài toán chung của nhiều tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc hiện nay.

Khó khăn vẫn đeo bám người chăn nuôi

(HBĐT) - Chi phí chăn nuôi tăng, trong khi giá bán vẫn ở mức thấp khiến nhiều người chăn nuôi trâu, bò trong tỉnh gặp khó khăn. Với mức giá hiện nay, người chăn nuôi cần tận dụng các nguồn thức ăn có sẵn để giảm chi phí, tránh thua lỗ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục