(HBĐT) - Mất trắng. Cụm từ mà nhiều nông dân nghẹn ngào chia sẻ. Nhiều ruộng lúa sau bao nhiêu công chăm sóc không cho thu hoạch vì sâu bệnh hại mà ở những thửa ruộng tưởng vớt vát được chút ít thì nay dầm mưa, lúa nảy mầm trắng đồng...


Sau mấy ngày mưa liên tục, khảo sát ở một số xã dọc tỉnh lộ 436 của huyện Tân Lạc, trên những cánh đồng lúa đã đến kỳ thu hoạch là hình ảnh dù đã gặt nhưng bà con vẫn chưa kịp gánh lúa về nhà. Còn những thửa chưa gặt thì lúa ngậm nước, bông lúa trĩu nặng mồ hôi của người nông dân nay thi nhau nảy mầm. Đang cặm cụi mót từng bông lúa nhẹ như bông cỏ may, bà Bùi Thị Dũng, xóm Tà, xã Do Nhân xót xa: "Không gặt về thì mất công mình chăm sóc mà gặt thì cắt từng bông. Ruộng này may còn được 1-2 thúng thóc, chứ ở khu đồng dưới chẳng gặt được. Mặc dù cũng chăm bẵm, bón phân, phun thuốc nhưng lúa bị bệnh nặng quá, không riêng gì lúa nhà mình, cả xóm, cả xã đều mất mùa như vậy”.

Bà Bùi Thị Thắng, xã Do Nhân (Tân Lạc) cặm cụi tìm cắt từng bông lúa trên mảnh ruộng của gia đình.

ruộng kế bên, bà Bùi Thị Thắng cũng đang nhặt nhạnh từng bông lúa. "Đã mất mùa rồi, tưởng gặt vớt vát được hạt nào nay lại nảy mầm hết. Cấy hơn 2.000m2 nhưng không biết có được 3 tải thóc không. Những năm trước nếu được mùa thì sau Tết mới phải đong gạo, còn năm nay không biết lấy tiền đâu để đong gạo. Ngày rộng tháng dài mà...” bà Thắng rầu rĩ. Những thửa ruộng đã gặt để phơi mưa ngoài ruộng nảy mầm đã đành, nay một số ruộng cấy sau dù còn xanh mà bông lúa cũng đã nảy mầm. "Nảy mầm rồi thì đắng lắm, đành bỏ, người không ăn được, lợn gà cũng không nuốt nổi. May ra nghiền rồi ủ men nấu rượu thôi”, bà Thắng cho biết thêm.

May mắn hơn các hộ khác, gia đình bà Bùi Thị Sọn đã thu hoạch xong 800m2 ruộng lúa của gia đình trước thời điểm mưa kéo dài. Thế nhưng, về năng suất thì bà cười trừ: "Được có 2 thúng thóc, đi gặt một buổi vài ruộng. Nói đi gặt chứ chẳng khác nào đi mót lúa như ngày xưa, mỗi nơi một bông lúa”.

Đây cũng là thực trạng chung của bà con trồng lúa ở xã Do Nhân. Theo số liệu thống kê của UBND xã, vụ mùa này, Do Nhân cấy trên 110 ha lúa, dự kiến kế hoạch đạt khoảng 53 tạ/ha. Thế nhưng, đến thời điểm này, xã mới thu hoạch được 1/3 diện tích, với năng suất sụt giảm chỉ còn 26 tạ/ha. Đặt biệt, có đến 23,2 ha lúa mất trắng vì sâu bệnh hại. Là xã thuần nông, với vụ mùa thất thu như vậy thực sự sẽ đặt ra vấn đề lớn về an ninh lương thực, nhất là trong khoảng thời gian tháng ba, ngày tám.

ở các xã Địch Giáo, Quy Mỹ hay Gia Mô, tranh thủ ngày trời hửng nắng, bà con tất bật chạy đua với thời tiết để thu hoạch lúa. ở đâu chúng tôi cũng ghi nhận câu chuyện buồn về những thửa ruộng lúa phơi mưa suốt mấy ngày liền. Lúa thì chưa thu hết, ngay chiều tối, trời lại đổ mưa xuống những cánh đồng, nhà chưa gặt thì xót xa bởi "hạt vàng” của họ đang nảy mầm trắng đồng. Người gặt rồi cũng đang ngồi trên đống lửa vì nếu trời không nắng thì không phơi thóc được, cứ thế này cũng nảy mầm hết thôi. Một vụ mùa thất thu đối với người nông dân trồng lúa.


                                                         Viết Đào

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục