(HBĐT) - Năm 2017, cam Cao Phong được mùa và tiếp tục có những bước đi vững chắc, khẳng định thương hiệu trên thị trường. Cao Phong đang khai thác hiệu quả lợi thế tự nhiên về thổ nhưỡng, khí hậu, và nguồn lực khoa học kỹ thuật lao động, thực hiện sản xuất cam theo các tiêu chuẩn an toàn, phát triển vùng cam hàng hóa, mang cuộc sống ấm no, giàu có cho người nông dân.

 


Cam Cao Phong được sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. 

Cao Phong những ngày cuối tháng 11 trời đất giao hòa, cùng lòng người rộn rã, rực rỡ sắc màu lễ hội Cam. Thị trấn giờ đã là phố cam. Dọc Quốc lộ 6 từ ngã ba dốc Má chạy dài xuống tận phố Bưng san sát các quầy bán cam được trưng bày đẹp mắt, khách hàng, người dân muôn phương tấp nập tìm mua. Không khí đầm ấm vui vẻ đã lan tỏa vào mỗi gia đình. Cao Phong đã xây dựng được vùng sản xuất cam hàng hóa và tiếp tục khẳng định thương hiệu trên thị trường. Các quy trình sản xuất đều hướng đến tiêu chuần an toàn đáp ứng nhu cầu của du khách xa gần. Những vườn cam trải dài ngút mắt được đầu tư đúng quy trình kỹ thuật theo hướng sản xuất sạch, phát triển tốt. Nhiều khu vườn, cam vẫn sai quả kĩu kịt, trái căng tròn mọng nước.  Năm 2017, cam Cao Phong đón nhận thành quả thiên thời, địa lợi, nhân hòa, gặt hái được những kết quả to lớn. Cam tiếp tục được mùa, được giá, thương hiệu tiếp tục vươn xa đem lại những cơ hội mới cho ngành nông nghiệp cũng như cuộc sống của người trồng cam.

 Ông Phạm Minh Thái, Chủ tịch Hội người trồng cam Cao Phong cho biết: Năm nay, hội người trồng cam đón nhận thêm nhiều hôi viên mới, người trồng cam được cơ quan chuyên môn trao giấy chứng nhận Vietgap mở ra những cơ hội mới cho sản phẩm cam Cao Phong có những bước đi vững chắc vào thị trường. Hội người trồng cam huyện Cao Phong đã thành lập được ba năm, số hội viên từ 50 người đến nay đã có khoảng 100 người. Các hội viên đều có trình độ thâm canh khá cao, làm chủ khoa học kỹ thuật, quan tâm hơn đến nguồn nước, cải tạo đất sạch, chăm sóc bón phân theo quy trình sản xuất sạch, bền vững. Chất lượng cam tiếp tục được nâng lên. Các giống cam đều có vỏ mọng, mọng nước, vị ngọt thơm dịu, tép vàng, nhiều giống cam gần như không có hạt phù hợp với nhu cầu thưởng thức…

Hiện số diện tích cam của hội viên khoảng 200 ha, 100% áp dụng theo tiêu chuẩn Vietgap. Nhiều doanh nghiệp đã đến liên kết để tiêu thụ sản phẩm cam của hội viên. Năm 2017, tình hình mưa lũ ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng của một số hộ trồng cam. Nhưng nhìn chung người trồng cam vẫn được mùa, giá bán khá ổn định. Cây cam bắt đầu thu từ rằm tháng 8 đến tháng 5 âm lịch. Hiện. đang thu cam CS1 tới áp tết, rồi cam Xã Đoài đến hết tháng riêng, cam V2 đến tháng 6 dương lịch…Nhờ áp dung khoa học kỹ thuật, chất lượng cam ngày càng được cải thiện và có chỗ đứng trên thị trường. 

Cam là cây truyền thống, chủ lực đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho huyện Cao Phong, là sản phẩm nông nghiệp đầu tiên của tỉnh được cấp bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý vào năm 2014. Năm 2016 được Viện sở hữu trí tuệ quốc tế cấp chứng thư "Tốp 10 thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng lần thứ 5” tạo bước đột phá trong định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh. Lễ hội Cam Cao Phong năm 2017, ghi nhận các sản phẩm cam của huyện tiếp tục tạo dựng được uy tín trên thị trường, tạo bước đột phá trong định hướng phát triển nông nghiệp tỉnh. Nhiều tổ chức, cá nhân trồng, kinh doanh cam của huyện đã được cấp giấy chứng nhận và các giải thưởng sản phẩm sạch và an toàn do các tổ chức có uy tín bình chọn. 

Đến nay, tổng diện tích cây có múi của Cao Phong trên 2.800 ha, sản lượng năm 2017 dự kiến khoảng 3,3 vạn tấn, giá trị thu nhập đạt từ 500-700 triệu đồng/ha. Tổng thu nhập dự kiến đạt khoảng 600 tỷ đồng. Và những hộ gia đình giàu có từ trồng cam cũng được nâng lên cùng với thời gian. Năm ngoái, toàn huyện có hàng trăm hộ gia đình thu nhập từ 100-500 triệu đồng, 122 hộ trên 500 triệu đồng, 44 hộ thu từ 1 đến 3 tỷ đồng, trên ba tỷ không dưới 10 hộ. 

Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong Hồ Xuân Dũng cho biết: Huyện đang thực hiện các giải pháp giữ gìn, phát triển thương hiệu cam nhằm thực hiện có hiệu quả định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM. UBND huyện Cao Phong đã ra mắt Liên hiệp HTX Cam Cao Phong, ký kết giao thương giữa liên hiệp HTX cam với các đối tác. Cao Phong đang hoàn thiện việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký mã số, mã vạch và in bao bì nhãn mác đưa sản phẩm cam có thương hiệu đến tận tay người tiêu dùng một cách rõ ràng, minh bạch. Đến nay, đã có 50% diện tích cam thực hiện theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh ATTP với diện tích đủ tiêu chuẩn Vietgap. Huyện cũng đang khuyến khích định hướng cho các hộ dân, tổ hợp tác sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp đầu tư ứng dụng các công nghệ sinh học; tổ chức quản lý và sản xuất giống có chất lượng, bố trí cơ cấu giống theo hướng rải vụ, sản xuất theo tiêu chuẩn Vietgap, tiến tới đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn các nước trong khu vực để bảo đảm chu trình sản xuất khép kín theo hướng sản xuất sạch và an toàn, hướng tới chuỗi tiêu thụ sản phẩm tại các siêu thị, khách sạn, nhà hàng và xuất khẩu mang tính ổn định và bền vững. 


                                                                                      LC


 

Các tin khác


Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Huyện Lạc Sơn có trên 5.200 cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành nghề nông thôn

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn về phát triển ngành nghề nông thôn, hiện nay toàn huyện có 5.267 cơ sở sản xuất, kinh doanh lĩnh vực ngành nghề nông thôn, thu hút trên 8.500 lao động thường xuyên. Một số nghề phát triển như: sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, cơ khí nhỏ, dịch vụ vận tải hàng hóa, chế biến lâm sản, các nghề dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân nông thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục