(HBĐT) - Liên tiếp trong những ngày qua, nắng nóng gay gắt xảy ra trên diện rộng trên địa bàn tỉnh với nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến từ 38-40o C, có nơi trên 40 độ C. Nắng nóng có thể kéo dài gay gắt đến ngày 6/7 đã làm đảo lộn sinh hoạt và sản xuất của người dân. Nắng nóng cao điểm đã ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sản xuất vụ mùa khi các địa phương đang bước vào thời gian cao điểm phấn đấu hoàn thành gieo cấy trà lúa chính vụ vào ngày 15-20/7 này.


Ứng phó với thời tiết nắng nóng với cường độ cao hiếm thấy dài ngày, nông dân trong tỉnh quyết không bỏ ruộng, dậy từ rất sớm để tổ chức làm đất, gieo cấy ở hầu khắp các huyện, thành phố trong tỉnh. Mới tầm 6 giờ sáng, trên cánh đồng xóm Chiềng, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) đã có khá nhiều nông dân khấn trương cầy bừa, làm đất, gieo cấy. Bà Bùi Thị Hiền cùng các chị em hàng xóm đổi công đang cố gắng cấy nốt diện tích mấy trăm mét than thở: Chưa bao giờ thấy thời tiết nóng kinh khủng đến vậy. Không khí như rang. Trời đất hầm hập, cây cối chết rũ, người cũng héo hon. Ngồi không thở cũng đã mệt mỏi tứa hết mồ hồi. Nước ruộng cấy như nước sôi, cá cua còn lờ đờ, tìm hang hốc trốn chạy, có khi vơ được cả vốc. Thời tiết nắng quá, mới hơn 5 giờ sáng, nắng đã rọi mặt người, bà con phải dậy thật sớm để gieo cấy cho đúng khung thời vụ. Bà Hiền cho biết: Có cố gắng cấy cũng chỉ dám làm tới khoảng 8 giờ là phải về nhà tránh nắng rồi. Nông dân quý ruộng như vàng chắc sẽ hoàn thành bảo đảm khung thời vụ. Trên cánh đồng xóm Sào, xã Hạ Bì, nông dân cũng dậy từ sớm để cấy lúa và sắp hoàn thành cấy trà chính vụ với diện tích khoảng hơn 40 ha.


Nông dân xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) dậy từ sáng sớm hỗ trợ nhau cấy lúa vụ mùa.



Hầu hết các địa phương đưa cơ giới vào làm đất trong vụ mùa này.

Chủ tịch UBND xã Hạ Bị Bùi Ngọc Thảo cho biết: Vụ mùa này, kế hoạch cấy của xã khoảng 170 ha. Đến nay đã hoàn thành làm đất và cấy được 30% diện tích, xã đang chỉ đạo bà con thực hiện theo khuyến cáo của huyện không cấy lúa vào thời điểm nắng nóng để bảo vệ sức khỏe người dân và hạn chế tác động xấu của thời tiết đến sinh trưởng cây lúa. Phó phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi Bùi Văn Bộ cho biết: Vụ mùa cả huyện gieo cấy khoảng 3.400 ha. Năm nay, nước thuận, làm đất đã cơ bản, ruộng bừa đã ngấu, chỉ đợi gieo cấy trà muộn nữa là hoàn thành. Do thời tiết nắng nóng cực điểm dài ngày, nên tiến độ gieo cấy chậm hơn so với vụ trước, cả huyện mới cấy đạt  40% diện tích, tập trung ở các xã Nuông Dăm, Kim Truy, Kim Bôi, Kim Bình…Trong khi đó, vụ mùa trước thời điểm này đã đạt 70-80% diện tích. Trước tình hình nắng nóng nghiêm trọng, huyện đã khuyến cáo các địa phương chỉ đạo nông dân không gieo cấy thời điểm nắng cao cao độ từ 8 giờ đến 16 giờ chiều, đối với những khu vực đã cấy, thường xuyên thay nước để lúa không bị ảnh hưởng đến sự sinh trưởng sau này.

Theo ngành NN&PTNT, vụ mùa này, cả tỉnh đặt kế hoạch gieo cấy khoảng 24.000 ha. Trong đó trà sớm đã hoàn thành gieo cấy từ cuối tháng 6 với khoảng 3.000 ha. Các địa phương đang triển khai gieo cấy trà chính vụ, theo kế hoạch phải hoàn thành từ 15-20/7. Tiến độ làm đất cũng khẩn trương, trong tuần qua đã làm đất đợt 1 được 100%, đang triển khai làm đất đợt 2 để gieo cấy. Mạ đã cơ bản đã gieo xong. Từ đầu vụ sản xuất tới nay, chưa có đợt nào nắng nóng kéo dài đến như này. Lượng nước phải đủ, tốt nhất trong khoảng 3-5 cm. Vì mạ non nên tốt nhất là xúc mạ để cấy hạn chế tổn thương. Vì nếu không thời gian khôi phục của mạ rất lâu. Thời gian cấy nên tập trung vào sáng sớm và chiều mát (không cấy sau 8 giờ và trước 14 giờ) vì nắng nóng sẽ làm nhiệt độ nước tăng cao vì cấy vào thời điểm đó dù mạ không chết, nhưng thời gian phục hồi rất lâu. Ông Nguyên Hồng Yến, Chi cục trưởng Chi cục trồng trọt cho biết: Dù thời tiết nắng nóng thế, nhưng không lo ngại về tiến độ gieo cấy vì ruộng, lúa đối với nông dân rất quan trọng. Hiện, việc làm đất đã được cơ giới hóa rất nhanh và nhân lực một cánh đồng chỉ 2- 3 ngày thì cấy xong.


L.C


Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục