(HBĐT) - Cách đây hơn 40 năm, bà con người dân tộc Dao từ các nơi về 2 xóm Chao, Khạ, xã Tây Phong (Cao Phong) để định cư. Với sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước và nỗ lực vươn lên của chính mình, đời sống của đồng bào đã có nhiều đổi mới, khấm khá về kinh tế, ổn định về tinh thần.


Nói về sự đổi thay này, ông Triệu Đức Long, nhiều năm là trưởng bản đồng thời là người có uy tín của xóm Khạ mừng vui cho biết: Khó khăn bao năm nay đã lùi xa. Năm 2013, Đảng, Nhà nước làm đường cho bà con. Đường trước đây là đường đất, nhân dân tự làm, 5 - 6 năm nay được mở rộng, rải cấp phối và nâng cấp thành đường bê tông, đường nhựa. Nước sạch được dẫn từ trên khe suối về tận hộ gia đình. Điện lưới quốc gia cũng đã tỏa về mọi nẻo. Nhà văn hóa xóm bản được quan tâm xây dựng thành nơi để tổ chức các hoạt động hội họp, sinh hoạt cộng đồng của đồng bào.

Về với bà con người Dao ở 2 xóm Chao, Khạ, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của người Dao vẫn được giữ nguyên. Từ tiếng nói, trang phục đến các lễ nghi của đồng bào được cẩn trọng lưu giữ, bảo tồn. Bên cạnh đó, cùng với xu hướng phát triển và hội nhập, một số thủ tục rườm rà được cắt giảm, giản tiện đi. Có thể kể đến phong tục Tết nhảy trước đây tổ chức rất linh đình và kéo dài nhưng hiện nay rút xuống còn 2 ngày 2 đêm. Tháng 12 âm lịch hàng năm là Tết của đồng bào, mỗi gia đình người Dao bố trí ăn Tết 1 lần trong ngày, tổ chức ăn tập trung và lần lượt tại từng hộ. Riêng vào ngày Tết Độc lập, Tết cổ truyền, bà con thường tổ chức các hoạt động vui chơi, văn hóa, văn nghệ, thể thao mang ý nghĩa cổ vũ, khích lệ tinh thần.


Giao thông ở bản Dao xóm Khạ, xã Tây Phong được bê tông hóa, tạo thuận lợi cho sinh hoạt của nhân dân.

Hạ tầng cơ sở với các chương trình, chính sách ưu tiên vùng đồng bào dân tộc được cải thiện rõ rệt, góp phần tạo diện mạo mới ở 2 bản người Dao. Kinh tế của bà con phụ thuộc phần nhiều vào sản xuất nông, lâm nghiệp, chủ yếu là trồng mía, trồng ngô. Diện tích đất sản xuất ở mỗi xóm vào khoảng trên, dưới 10 ha. Đặc biệt, trong 4 - 5 năm trở lại đây, người dân đã nhạy bén nắm bắt nhu cầu thị trường hàng hóa, diện tích ngô trồng chủ yếu để sử dụng vào việc chăn nuôi của gia đình. Cây mía tím và mía trắng duy trì diện tích. Bên cạnh đó, bà con tích cực chuyển đổi một số diện tích đất sản xuất sang trồng cam, bưởi với khoảng hơn 4 ha. Điển hình là anh Triệu Duyên Đại ở xóm Khạ trồng hơn 4.000 m2 cây ăn quả có múi, trong đó khoảng 2.000 m2 đã bước vào thời kỳ kinh doanh, cho năng suất, thu nhập khá. Anh Lý Sinh Bình cũng ở xóm Khạ được biết đến là người đầu tiên đưa cây ăn quả có múi về trồng trên đất xóm với diện tích 1.000 m2.

Năm 2017, bình quân thu nhập đầu người của xã Tây Phong đạt 25 triệu đồng/người/năm, trong đó 2 xóm Chao, Khạ có mức thu nhập bình quân tương đương. Với tổng số gần 70 hộ ở 2 xóm, 100% là người dân tộc Dao, hầu hết các hộ đã có xe máy làm phương tiện đi lại, nhà nào cũng có tivi, nhiều hộ đã mua sắm và sử dụng các thiết bị sinh hoạt tiện ích khác như tủ lạnh, máy giặt. 100% trẻ em đến trường đúng độ tuổi. 10 năm liền kể từ năm 2008 đến nay, 2 xóm người Dao Chao, Khạ không có trường hợp vi phạm chính sách DS-KHHGĐ. Các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được triển khai đến người dân hiệu quả. Đặc biệt, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa bàn dân cư luôn ổn định và giữ vững. Các quy ước, hương ước của xã, xóm được thực hiện tốt. Đồng bào người Dao nơi đây tin tưởng vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, nỗ lực xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, phát huy tinh thần đoàn kết, chung sức xây dựng nông thôn mới.


Thu Hằng



Các tin khác


Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương 2021 - 2025

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 312/QĐ-TTg về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho các dự án trong nội bộ của bộ, cơ quan Trung ương và địa phương.

Tháo gỡ vướng mắc đường liên kết vùng

Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) là dự án giao thông trọng điểm của tỉnh, khi hoàn thành mở ra cơ hội rất lớn kết nối thông thương, khai thác tiềm năng, lợi thế, phát triển đô thị, dịch vụ. Với ý nghĩa quan trọng đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), chuyển đổi đất rừng, đất lúa, đẩy nhanh tiến độ triển khai.

Hiệu quả từ tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện

Sử dụng tiết kiệm điện đem lại lợi ích "kép”, giúp giảm áp lực cấp điện trong bối cảnh cung cấp điện gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt giúp chúng ta giảm chi phí sử dụng điện, nhất là trong mùa nắng nóng khi nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến.

Giá vàng sáng 19/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 19/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82,1 - 84,12 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra). Giá vàng nhẫn công ty này niêm yết ở mức 74,7 -76,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Xã Đồng Ruộng tìm hướng thoát nghèo từ nuôi dê

Thực hiện công tác giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời gian qua, nhiều hộ trên địa bàn xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) đã phát triển, nhân rộng mô hình nuôi dê, đem lại thu nhập đáng kể, giải quyết việc làm, mở ra hướng phát triển kinh tế cho người dân.

Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục