(HBĐT) - Trong những năm qua, Đảng ủy, UBND xã Yên Bồng (Lạc Thủy) đã tập trung quán triệt, chỉ đạo nhân dân đẩy mạnh phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập. Trong đó, phát triển kinh tế đồi rừng đang là một trong những thế mạnh của địa phương.


Đồi keo và cơ sở chế biến lâm sản đem lại cho gia đình ông Đặng Đắc Phú, xóm Mạnh Tiến, xã Yên Bồng (Lạc Thủy) thu nhập từ 200-250 triệu đồng/năm.

Đồng chí Trần Mạnh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Yên Bồng cho biết: "Nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong phát triển kinh tế, những năm qua, xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tận dụng tối đa lợi ích từ rừng. Trong đó, tập trung phát triển diện tích cây nguyên liệu phục vụ các cơ sở chế biến lâm sản ngay tại địa phương, đem lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững. Đồng thời, xã tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, mạng lưới đường giao thông nhằm hỗ trợ tối đa sản xuất lâm nghiệp".

 Hiện, tổng diện tích rừng của xã Yên Bồng hơn 600 ha, trong đó, rừng sản xuất 420 ha, gồm có keo tai tượng, bạch đàn... Trong đó, nhiều hộ dân lựa chọn việc trồng rừng, chế biến lâm sản là hướng phát triển kinh tế. Hộ trồng ít 2 - 3 ha, hộ nhiều trồng hàng chục ha. Bên cạnh đó, việc chế biến lâm sản đem lại thu nhập cao và ổn định thay vì xuất thô nguyên liệu. Những năm qua, xã duy trì tốt công tác chăm sóc, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng; chỉ đạo nhân dân trồng rừng, khai thác hiệu quả các tiềm năng từ rừng. Năm 2018, xã trồng mới thêm 7,4 ha keo giống, nâng độ che phủ rừng lên 45%, cả 9/9 xóm đều có diện tích rừng.

Ông Đặng Đắc Phú, xóm Mạnh Tiến là một trong những hộ có diện tích keo lớn nhất xã với 10 ha. Hàng năm, ông khai thác từ 1.200 -1.500 m3 gỗ, chế biến gia công ngay tại cơ sở của gia đình, đem lại nguồn thu từ 200 - 250 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm cho 12 lao động với mức thu nhập từ 4-5 triệu đồng/người/tháng. Ông Phú cho biết: "Tôi trồng rừng phát triển kinh tế hơn 10 năm nay. Rừng không mất nhiều công chăm sóc, lại cho thu nhập ổn định, hiệu quả hơn so với các loại cây truyền thống khác. Bên cạnh đó, nhờ đầu tư cơ sở chế biến lâm sản ngay tại nhà, thu nhập được nâng cao hơn nhiều so với việc bán nguyên liệu thô".

Qua công tác tuyên truyền, vận động, người dân nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc trồng rừng. Phát triển kinh tế đồi rừng không chỉ nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho lao động địa phương mà còn tạo hiệu quả về xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp, đóng góp tích cực trong công cuộc xây dựng nông thôn mới. Xã thường xuyên phối hợp với lực lượng Kiểm lâm huyện hướng dẫn bà con cách chăm sóc diện tích rừng trồng mới, thực hiện các biện pháp phòng trừ dịch bệnh; hướng dẫn người dân phát dọn thực bì, làm cỏ, đốt nương đúng quy trình, tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống cháy rừng. Đồng thời, xã tạo điều kiện cho các cơ sở chế biến lâm sản hoạt động thường xuyên, tạo việc làm cho nhiều lao động. Hiện, toàn xã có 2 doanh nghiệp, 21 hộ kinh doanh chế biến lâm sản, giải quyết việc làm cho 365 lao động địa phương, tạo nguồn thu ngân sách đáng kể cho xã. 

Ngoài việc trồng rừng lấy gỗ, việc phát triển đàn vật nuôi theo mô hình nông - lâm kết hợp, giúp nâng cao hiệu quả khai thác nguồn lợi từ rừng được xã quan tâm. Hiện, tổng đàn trâu, bò của xã đạt 610 con, gia cầm 47.000 con, dê 917 con, ong 1.135 đàn. Đến hết năm 2018, thu nhập bình quân của xã đạt 33,5 triệu đồng/người/năm.

Đồng chí Trần Mạnh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Yên Bồng cho biết thêm: Trong thời gian tới, xã tiếp tục chú trọng, đẩy mạnh việc trồng rừng, tìm các giống cây mới đem lại năng suất, hiệu quả kinh tế cao hơn; mở các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng rừng, tiếp tục triển khai các mô hình nông - lâm kết hợp giúp nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.


Hoàng Anh


Các tin khác


Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

500 đoàn viên, người lao động tham dự hội chợ việc làm huyện Đà Bắc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội chợ việc làm. 500 đoàn viên thanh viên, người lao động đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham dự.

Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục