(HBĐT) - Ngày 25/5, UBND huyện Kỳ Sơn đã công bố dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) tại địa bàn xã Mông Hóa.

Trước đó, vào chiều ngày 23/5, tại hộ gia đình ôngNguyễn Văn Bằng, xóm Nước Hang, xã Mông Hóa đã xuất hiện lợn ốm, chết. Ngay khi nhận được thông tin, UBND huyện đã phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y, UBND xã Mông Hóa kiểm tra tình hình dịch bệnh. Gia đình ông Bằng nuôi 13 con lợn, bao gồm lợn thịt và lợn nái, theo chủ hộ, đàn lợn ăn ít và bỏ ăn từngày 22/5, đến trưa ngày 23/5 đã có 1 con chết. Qua kiểm tra sơ bộ, lợn chết nghi mắc bệnh DTLCP, đoàn đã tiến hành lấy 4 mẫu bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm và chỉ đạo hướng dẫn gia đình tiêu hủy ngay 1 con lợn chết nghi mắc bệnh theo quy định. Kết quả có 4/4 mẫu bệnh phẩm dương tính với DTLCP. Đoàn đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ 12 con lợn của hộ ông Bằng với số lượng gần 1.170 kg, quy trình tiêu hủy được thực hiện theo đúng hướng dẫn của Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

Trước diễn biến của bệnh dịch, UBND huyện Kỳ Sơn đã ban hành các văn bản chỉ đạo phòng, chống dịch đối với xã Mông Hóa, các xã vùng bị uy hiếp và các xã vùng đệm. Đối với xã Mông Hóa đã xuất hiện ổ dịch, thành lập 2 chốt kiểm dịch tạm thời tại chốt giao thông chính vào xóm Nước Hang, tổ chức trực 24/24h, có biển báo, hướng dẫn đi lại tránh vùng dịch; chỉ đạo cấm vận chuyển, cấm giết mổ, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn; huy động lực lượng tại chỗ thực hiện phun khử trùng tiêu độc chuồng trại, rắc vôi bột toàn bộ đường làng, ngõ xóm, hệ thống cống rãnh thoát nước. Đối với các xã vùng bị uy hiếp và vùng đệm chỉ đạo phun khử trùng tiêu độc chuồng trại 1 tuần/lần, liên tục trong vòng 1 tháng từ khi xuất hiện ổ dịch, đồng thời xây dựng phương án tiêu hủy khi có dịch xảy ra.

Nguyễn Phượng

(Trung tâm VH - TT&TT huyện Kỳ Sơn)



Các tin khác


Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.

Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục