Ngày 26-9, tại Hà Nội, Vụ Thị trường trong nước và Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công thương) phối hợp Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) tổ chức hội thảo với chủ đề "Thương mại kết nối thị trường cho sản phẩm đặc trưng vùng miền và giao thương tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn năm 2019”.


 Các sản phẩm đặc sản vùng miền được trưng bày giới thiệu tại hội thảo.

Hội thảo được tổ chức nhằm chia sẻ các kinh nghiệm, khó khăn, trở ngại trong quá trình phát triển sản phẩm đặc trưng vùng miền; các chính sách hỗ trợ từ phía cơ quan quản lý Nhà nước thời gian qua. Bên cạnh đó, đưa ra những yêu cầu từ thị trường với các sản phẩm đặc trưng vùng miền; một số biện pháp nhằm phát triển thương hiệu đặc sản cho Việt Nam; kết nối thương mại cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất, HTX... sản xuất, phân phối sản phẩm đặc trưng vùng miền với các đối tác, chuỗi phân phối.

Chia sẻ những kinh nghiệm từ doanh nghiệp của mình, ông Vũ Hòa, Giám đốc chuỗi cửa hàng Đồng Quê, cho rằng: Để phát triển, mỗi sản phẩm đặc trưng vùng miền nên có câu chuyện riêng để tạo điểm nhấn, tạo sự khác biệt so với các sản phẩm đồng dạng khác, từ đó, sẽ tạo và tăng cảm xúc mua hàng của khác hàng.

Theo ông Hòa "Câu chuyện sản phẩm” nên viết thật ngắn gọn, phải gắn liền với nét đặc trưng nổi bật của vùng miền đó về văn hóa, ẩm thực, hoặc nguồn gốc ra đời. Nghệ thuật thiết kế bao bì và đóng gói sản phẩm đặc trưng vùng, miền cũng là vấn đề mà các địa phương, doanh nghiệp cần chú ý đến.

"Thiết kế bao bì cho sản phẩm đặc trưng vùng miền nên gắn với nét văn hóa của dân tộc, vùng miền đó để tạo cảm xúc tò mò, trải nghiệm đối với khách hàng. Thiết kế bao bì không nên quá nhiều màu sắc, điều quan trọng là phải làm nổi bật được thông điệp muốn truyền tải tới khách hàng”, ông Vũ Hòa nhấn mạnh.

Tại Hội thảo, các vấn đề logistics, liên kết cũng được các đại biểu đưa ra thảo luận. Theo đó, các đơn vị sản xuất nên liên kết lại với nhau để sử dụng chung dịch vụ, có như vậy sẽ tiết kiệm chi phí. Thành lập "Liên minh các nhà cung cấp thực phẩm an toàn” để tạo sức mạnh cạnh tranh lành mạnh cũng được các chuyên gia khuyến nghị tại đây.

Trong khuôn khổ của Hội thảo đã diễn ra lễ kết giao thương kết nối tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn giữa các doanh nghiệp.

TheoNhanDan

 

Các tin khác


Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

500 đoàn viên, người lao động tham dự hội chợ việc làm huyện Đà Bắc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội chợ việc làm. 500 đoàn viên thanh viên, người lao động đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham dự.

Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục