(HBĐT) - Kể từ đầu tháng 10, giá thịt lợn trên thị trường đảo chiều tăng mạnh với mức cao kỷ lục trong 3 năm trở lại đây. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thịt lợn tăng, cùng với tình hình dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) tuy cơ bản được khống chế nhưng đã có tác động trực tiếp tới thị trường.


Người tiêu dùng thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) dè dặt hơn khi tiêu thụ thịt lợn trong tình cảnh giá cả tăng cao.

Gần đây, chị Nguyễn Thị Trang ở thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) phải tính toán nhiều hơn khi đi chợ mua thực phẩm, bởi món ăn chủ đạo của gia đình chị là thịt lợn đang trở nên khan hiếm hơn và giá cả tăng "chóng mặt". Chị Trang cho biết: Thịt lợn thương phẩm tăng giá theo ngày, hôm qua tôi vừa mua thịt thăn 130.000 đồng/kg thì ngay hôm sau đã tăng 150.000 đồng/kg. Mấy hôm nay, giá thịt ổn định nhưng duy trì ở mức cao. Thịt ba chỉ ở mức 100.000 đồng/kg, xương sườn 120.000 đồng/kg. Nhóm thực phẩm chế biến từ thịt lợn như giò, chả, xúc xích, mắm tép trưng thịt... cũng tăng khoảng từ 20 - 30% so với giá ngày thường.

Khan hiếm nguồn cung là vấn đề thị trường đang gặp phải sau diễn biến DTLCP. Theo anh Phạm Văn Bằng, hộ kinh doanh, giết mổ thịt lợn ở chợ Hữu Nghị (TP Hòa Bình), giờ đi mua lợn hơi không dễ, thậm chí nhiều hôm phải về vùng sâu, xa mới có hàng. Nếu như trước thời điểm DTLCP, giá lợn hơi tầm 30.000 - 32.000 đồng/kg thì hiện nay cán mốc 65.000 - 70.000 đồng/kg. Có những hôm tại chuỗi thời điểm tăng giá thịt lợn, anh và nhiều hộ kinh doanh, giết mổ khác phải nghỉ giao dịch, không có hàng cung ứng vì không bắt được lợn. Khách mua trước tình hình nguồn cung, giá cả thịt lợn tăng cao cũng đã nắm bắt được thông tin để tự điều chỉnh, nhu cầu mua dè dặt hơn.

DTLCP đang đẩy thị trường lâm vào tình cảnh thiếu hụt nguồn cung. Theo Bộ NN&PTNT, DTLCP đã phủ kín 63 tỉnh, thành phố khiến khoảng 5 triệu con lợn bị tiêu hủy. Trong khi đó, các trang trại lớn, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn không dám tái đàn do lo sợ dịch bệnh bùng phát trở lại. Dự báo cả nước có thể thiếu 500.000 tấn thịt lợn vào dịp cuối năm nay. Tại tỉnh ta, DLTCP đã gây thiệt hại khá nặng, số lợn trên địa bàn giảm mạnh. Tổng đàn lợn chăn nuôi trong nông hộ hiện giảm 21,49% so với cùng kỳ. Nhiều hộ sau tình hình DTLCP vẫn để trống chuồng, không dám tái đàn. Chính vì vậy, mặc dù giá lợn đang ở thời điểm rất cao nhưng nhiều hộ chăn nuôi không có lợn để bán.

Theo nhận định của đồng chí Nguyễn Thị Phương Thủy, Chi cục phó Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh, dự đoán trong những ngày tới, giá thịt lợn tiếp tục ổn định ở mức cao. Giá thịt lợn tiếp tục tăng nữa hay không phụ thuộc vào tình hình DTLCP tác động đến nguồn cung. Chỉ còn hơn 3 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ thịt lợn của người dân còn tăng mạnh. Sản lượng thịt lợn cuối năm nay chắc chắn sẽ thiếu hụt nhiều. Trong lúc này, giải pháp đối với ngành chăn nuôi lợn là khuyến khích tái đàn, tăng đàn ở những khu vực có trại nuôi lớn đang an toàn và những vùng trước đây có dịch nhưng đã được đánh giá an toàn. Đồng thời, triển khai đồng bộ các phương án bù đắp thiếu hụt thịt lợn bằng các loại thực phẩm khác như thịt trâu, bò, gà, dê...    


 Bùi Minh

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục