(HBĐT) - LTS: Kể từ năm 2015, huyện Cao Phong thường niên tổ chức hoạt động Lễ hội nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tạo sự chuyển biến tích cực của các cấp, ngành, toàn xã hội trong việc bảo vệ và phát triển thương hiệu cam Cao Phong. Nhân dịp Lễ hội Cam Cao Phong và Hội chợ Thương mại huyện lần thứ 5 - năm 2019, Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Hồ Xuân Dũng - Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng BTC Lễ hội Cam Cao Phong và Hội chợ Thương mại huyện Cao Phong.


Đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cùng đoàn công tác Tổ đại biểu số 5 và các đồng chí lãnh đạo tỉnh, huyện Cao Phong thăm quan nhà vườn Thủy Nga. Ảnh: p.v

P.V: Xin đồng chí cho biết quá trình hình thành, phát triển vùng cam Cao Phong và những nỗ lực của địa phương trong việc giữ gìn, phát triển và nâng tầm thương hiệu cam Cao Phong?

Đồng chí Hồ Xuân Dũng: Những năm qua, được sự quan tâm, chỉ đạo của UBND tỉnh, các sở, ngành của tỉnh, Huyện ủy - HĐND - UBND huyện, sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban chức năng, các xã, thị trấn cùng nỗ lực phấn đấu của cán bộ, nhân dân trên địa bàn, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất được quan tâm đúng mức, giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao, năng suất, chất lượng cây trồng tăng lên, đời sống của nhân dân từng bước cải thiện. Trong đó, cây ăn quả có múi là cây chủ lực được chú trọng phát triển.


Lễ hội Cam Cao Phong lần thứ 5 và Hội chợ thương mại huyện Cao Phong năm 2019 sẽ là dịp để người trồng cam giới thiệu, quảng bá thương hiệu đến khách thăm quan.


Điểm nhấn quan trọng là năm 2006, Huyện ủy đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 04-NQ/HU về việc phát triển vùng cây ăn quả, cây công nghiệp giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020. Tại Nghị quyết Đại hội lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2010 - 2015, Đảng bộ huyện xác định nông nghiệp là ngành mũi nhọn, góp phần to lớn trong công cuộc phát triển KT-XH của huyện, lựa chọn cây có múi và cây mía là cây trồng chủ lực. Cụ thể hóa các Nghị quyết này, UBND huyện đã ban hành các Quyết định: Phê duyệt dự án phát triển vùng cây ăn quả, cây công nghiệp giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng các năm tiếp theo; thành lập Ban Chỉ đạo dự án phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp huyện giai đoạn 2006-2010 và định hướng các năm tiếp theo. Ngày 8/1/2016, UBND huyện ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng NTM. Ngày 14/9/2017, UBND huyện phê duyệt Dự án hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ cam Cao Phong theo hướng nâng cao chứng nhận chất lượng và quản lý thương hiệu năm 2017 - 2018... Đồng thời, triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp với việc xác định phát triển kinh tế theo hướng nông nghiệp chất lượng cao.

Đến niên vụ 2019 - 2020, toàn huyện ổn định diện tích trên 3.000 ha, trong đó có 1.544,6 ha cây thời kỳ kinh doanh, sản lượng dự kiến trên 40.000 tấn. Các loại cam, quýt được đưa vào trồng gồm cam CS1 (cam lòng vàng), Xã Đoài, quýt các loại (Ôn Châu, Hà Giang, Cao Phong, Đường Canh), V2 và một số giống cam khác như Sông Con, Sành, Mart, các giống bưởi Diễn, bưởi đỏ, da xanh...

Cam Cao Phong tự hào là địa phương duy nhất của tỉnh được chứng nhận Chỉ dẫn địa lý. Huyện đã triển khai các chính sách hỗ trợ người dân trong phát triển cây ăn quả có múi, thông qua xây dựng mô hình trình diễn, hỗ trợ cây giống, tổ chức các lớp tập huấn, dạy nghề về kỹ thuật trồng, chăm sóc cam, quýt cho nông dân, tổ chức các cuộc hội thảo về hợp tác đầu tư, kỹ thuật nhằm phát triển diện tích vùng cây ăn quả, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, ứng dụng công nghệ bảo quản sản phẩm, rải vụ thu hoạch nâng cao giá trị hàng hóa, xúc tiến mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản. Đồng thời, tăng cường quản lý về giống, quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý Cam Cao Phong. Chú trọng công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm Cam Cao Phong đến các vùng miền trong cả nước. Từ đó, khách hàng, khách du lịch đến thăm quan, thu mua sản phẩm ngày một tăng lên, lợi nhuận và tiêu thụ sản phẩm của người sản xuất ngày càng ổn định.

P.V: Với sự kiện Lễ hội Cam Cao Phong và Hội chợ Thương mại huyện Cao phong lần thứ 5 sắp diễn ra, xin đồng chí chia sẻ một số thông tin xung quanh các chương trình, hoạt động tại lễ hội lần này?

Đồng chí Hồ Xuân Dũng: Lễ hội Cam Cao Phong lần thứ 5 năm 2019 là dịp để quảng bá, giới thiệu xuất xứ địa lý, thương hiệu cam của huyện Cao Phong. Lễ hội được kết hợp với Hội chợ thương mại là cơ hội cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong và ngoài tỉnh đẩy mạnh xúc tiến thương mại, nâng cao thương hiệu cam và các thương hiệu nông sản khác, tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp, doanh nhân gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ nông nghiệp, góp phần nâng cao giá trị, tầm quan trọng của Cam Cao Phong.

Lễ hội và Hội chợ lần này có quy mô trên 200 gian hàng, trong đó có khoảng 130 gian hàng triển lãm và thương mại Cam Cao Phong chia thành các khu như gian trưng bày và bán các sản phẩm cam, quýt, bưởi của huyện; gian hàng thử nếm; gian hàng giống cây trồng và vật tư nông nghiệp; các gian trưng bày và bán các sản phẩm nông, lâm sản, thủ công mỹ nghệ, các đặc sản của 12 xã; gian hàng của các HTX sản xuất, kinh doanh cam Cao Phong trên địa bàn. 120 gian hàng thương mại tổng hợp và 10 gian ẩm thực, thủ công mỹ nghệ.

Thời gian tổ chức Lễ hội Cam Cao Phong trong 2 ngày, từ ngày 23 - 24/11; Hội chợ Thương mại diễn ra trong 7 ngày, từ ngày 23 -29/11 tại địa điểm sân Nhà văn hóa huyện. Bên cạnh đó là các hoạt động tại Công viên di sản các nhà khoa học Việt Nam do Công ty TNHH Trung tâm nghiên cứu bảo tồn di sản tiến sỹ Việt Nam chủ trì thực hiện trong thời gian từ ngày 23 -29/11 gồm chương trình thăm quan khu vực cảnh quan được trang trí các tiểu cảnh có hình tượng cam Cao Phong, các cây ăn quả có múi đặc sản ở Cao Phong; thăm quan khu vực toà nhà S1 với triển lãm "Thẳm sâu trong từng kỷ vật của nhà khoa học"; khu vực vui chơi, giải trí diễn ra chương trình gameshow mini các trò chơi mang tính chất giải trí, có thưởng... Ngoài địa điểm Nhà văn hóa huyện, Công viên di sản các nhà khoa học Việt Nam, Ban tổ chức còn bố trí các địa điểm thăm quan vườn cam tại thị trấn Cao Phong. Trong lễ khai mạc Lễ hội và Hội chợ sẽ ra mắt Hội sản xuất và kinh doanh cam huyện Cao Phong, cắt băng khai mạc Lễ hội và Hội chợ, thăm quan các gian hàng...
                                                                                    
PV:  Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!.     

Bùi Minh (TH)

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục