(HBĐT) - Hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Thông qua chuỗi giá trị góp phần mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh sử dụng công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản lý, điều hành, tổ chức của các cơ sở sản xuất, kinh doanh (SXKD) nông sản. Đồng thời, nâng cao lợi ích của các thành phần tham gia, đặc biệt là đối với nông dân.



Sản phẩm dưa được trồng theo quy trình VietGAP trong nhà kính của Công ty TNHH MTV Hòa Bình GAP, Đội 2, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) đảm bảo các tiêu chí ATTP trước khi đưa ra thị trường trong và ngoài tỉnh.

HTX 3T nông sản Cao Phong, khu 1, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) là một trong những đơn vị trực tiếp sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cam quả trên địa bàn huyện Cao Phong. Sau gần 2 năm thành lập và đi vào hoạt động, hiện, HTX có 25 hộ tham gia chuỗi sản xuất và cung ứng các sản phẩm cam sạch, an toàn. Sản phẩm của HTX đã có mặt tại hệ thống siêu thị Lotte, cửa hàng, hệ thống cung cấp thực phẩm sạch như: HC farm (Thanh Hóa); Nông nghiệp sạch Hà Nội (Hà Nội), thực phẩm sạch Ngân Anh (Nam Định), Bình Minh Mart (Quảng Bình)... Bà Vũ Thị Lệ Thuỷ, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc HTX 3T nông sản Cao Phong cho biết: Trong quá trình sản xuất, HTX chú trọng hỗ trợ, hướng dẫn hộ xã viên về kỹ thuật, quy trình sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) trong từng công đoạn. Sau khi thu hoạch, cam quả được lấy mẫu giám sát ATTP. Nhờ sử dụng phân vi sinh, vật tư nông nghiệp có nguồn gốc hữu cơ, nên sản phẩm chất lượng tốt, được nhiều khách hàng tin tưởng và dần có chỗ đứng trên thị trường.

   Nhằm thúc đẩy liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1340, ngày 5/6/2018 về việc phê duyệt Đề án "Xây dựng và phát triển sản xuất nông sản hàng hóa chủ lực theo chuỗi giá trị đảm bảo ATTP giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình”. Đến nay, sản xuất nông nghiệp gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, truy xuất nguồn gốc (TXNG) ngày càng được chú trọng phát triển. Toàn tỉnh hiện có 51 chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn, với các sản phẩm chè, cam, bưởi, thịt lợn, thịt gà, thịt dê, mật ong, cá, rau su su, hạt dổi... Trong đó, 48/51 chuỗi đã được cấp giấy xác nhận chuỗi, 30 chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn được cấp chứng nhận đảm bảo ATTP, VietGAP. Nhiều nông sản đặc trưng như: Bưởi đỏ Tân Lạc, cá sông Đà, rau su su Tân Lạc đã vào hệ thống siêu thị Big C, Co.op mart, Vinmart, Lotte, T-Mart, hệ thống bán lẻ Sói Biển, Nông nghiệp sạch. Đặc biệt, sản phẩm cam Cao Phong đã được đưa lên phục vụ tại hạng thương gia của hãng hàng không Vietnam Airline.

   Công tác hỗ trợ kỹ thuật, đầu tư quy trình sản xuất, chế biến cho các cơ sở SXKD, doanh nghiệp có vai trò quan trọng thúc đẩy liên kết, tiêu thụ nông sản. Nhằm khẳng định chất lượng, bảo vệ thương hiệu của các sản phẩm chủ lực của tỉnh và quyền lợi của các cơ sở SXKD làm ăn chân chính, tránh sự lợi dụng, làm giả thương hiệu sản phẩm, từ năm 2019 đến nay, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đã cấp chứng nhận VietGAP cho hơn 23 cơ sở SXKD; cấp 3 triệu tem TXNG, 2 triệu tem chống giả, 150.000 dây đai dài, 150.000 dây đai ngắn có gắn tem TXNG cho 54 cơ sở. Hỗ trợ 19.000 hộp catton đóng gói sản phẩm và 800 kg bao bì đóng gói sản phẩm cho 8 cơ sở SXKD.

  Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cũng đã hỗ trợ 54 lượt doanh nghiệp tham gia 8 hội chợ, diễn đàn do Bộ NN&PTNT, các tỉnh, thành phố tổ chức, với 24 gian hàng. Đối với những doanh nghiệp có địa điểm kinh doanh thuận tiện tại Hà Nội, Chi cục hỗ trợ kinh phí thuê gian hàng tại khu vực có sức tiêu thụ lớn. Thông qua các hoạt động này, ngoài quảng bá, giới thiệu sản phẩm, các doanh nghiệp, cơ sở SXKD có thêm cơ hội tìm kiếm đối tác để hợp tác kinh doanh, học hỏi kinh nghiệm, làm cầu nối giữa sản xuất và thị trường. 

Đồng chí Nguyễn Hữu Tài, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cho biết: Đẩy mạnh liên kết trong sản xuất nông nghiệp đã tạo sự khác biệt của nông sản an toàn đối với các sản phẩm thông thường khác, góp phần nâng cao ý thức, vai trò, trách nhiệm của cơ sở SXKD. Đồng thời, đảm bảo cung cầu thị trường, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại, hạn chế vì nhiều nguyên nhân: Quy mô sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, hạ tầng sản xuất chưa đồng bộ; sản xuất còn phụ thuộc vào thời tiết; doanh nghiệp đầu tư cho lĩnh vực sản xuất ít, thiếu bền vững; giá cả thị trường nhiều biến động; năng lực quản lý, kết nối cung cầu của các HTX, tổ hợp tác còn yếu...

Thời gian tới, các địa phương cần quan tâm phát triển công nghiệp chế biến nông sản gắn với phát triển vùng nguyên liệu tập trung và tiêu thụ sản phẩm; tạo cơ chế thông thoáng để khuyến khích doanh nghiệp có tiềm lực ứng dụng công nghệ cao tham gia tổ chức sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị. Phát triển kinh tế trang trại, thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, đa dạng hóa các hình thức liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Duy trì, phát triển hệ thống TXNG nông sản điện tử; tăng cường hoạt động hỗ trợ TXNG cho các cơ sở SXKD, lấy mẫu nông sản để kiểm định chất lượng trước khi đưa ra thị trường..., nhằm duy trì, phát triển bền vững các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.


Thu Hằng

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục