(HBĐT) - Thực hiện Chương trình hành động số 14, ngày 30/8/2017 của Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 13 của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, cấp ủy, chính quyền các cấp đã phổ biến, triển khai gắn với kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương, đơn vị. 



Công nhân Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình ươm cây giống phục vụ công tác trồng rừng.

UBND tỉnh đã kiện toàn Ban chỉ đạo về Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2016-2020. Ban chỉ đạo cấp huyện, xã được củng cố, kiện toàn. 151 xã, phường, thị trấn xây dựng, củng cố 1.835 tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng ở các thôn, bản, với 11.268 người tham gia. Lực lượng Kiểm lâm cùng các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, thường xuyên tổ chức kiểm tra an ninh rừng, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp. Duy trì, chỉnh sửa, bổ sung và thực hiện 1.887 quy ước bảo vệ rừng tại các thôn, bản, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm, tính tự giác của mỗi thành viên trong cộng đồng, huy động được tối đa nguồn lực ở địa phương trong công tác bảo vệ, phát triển rừng.

Bộ CHQS tỉnh, Công an tỉnh, Sở NN&PTNT đã xây dựng quy chế phối hợp trong hoạt động giữ gìn an ANCT - TTATXH, bảo vệ và phòng, chống cháy rừng. Tại cơ sở, Kiểm lâm địa bàn, Công an xã, Ban CHQS xã xây dựng kế hoạch tuần tra, kiểm tra; tập trung lực lượng trong mùa hanh khô, khi dự báo nguy cơ xảy ra cháy rừng cao. Trong 3 năm qua đã phối hợp chữa cháy kịp thời 7 vụ cháy rừng; phối hợp tổ chức 20 cuộc diễn tập chiến đấu phòng thủ cấp xã, kết hợp phòng, chống thiên tai, lũ lụt; tổ chức thành công các buổi diễn tập phòng cháy, chữa cháy rừng; thường xuyên phối hợp tuần tra, kiểm tra, ngăn chặn kịp thời các vụ vi phạm, không để xảy ra các điểm nóng về khai thác, vận chuyển, mua bán lâm sản trái phép.

Lực lượng Công an phối hợp với Kiểm lâm và các cơ quan chức năng phát hiện, khởi tố điều tra 5 vụ, 4 bị can vi phạm các quy định về bảo vệ rừng, bảo vệ động vật thuộc danh mục, loài nguy cấp quý hiếm, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; phối hợp giải quyết, ngăn chặn tình trạng du canh, du cư; làm tốt công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trong đó vận động Nhân dân giao nộp, thu hồi 484 súng các loại, 60 viên đạn, 4 lựu đạn, 29 kíp điện, 22 vũ khí thô sơ.

Ban CHQS cấp xã chủ trì phối hợp với lực lượng Công an, Kiểm lâm địa bàn tham mưu cấp ủy, chính quyền tổ chức có hiệu quả các cuộc diễn tập chiến đấu phòng thủ cấp xã, kết hợp phòng cháy chữa cháy rừng. Lực lượng Kiểm lâm chủ động nắm tình hình tại các địa bàn để triển khai thực hiện phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm về bảo vệ, phát triển rừng, khai thác lâm sản trái phép; tăng cường phối hợp kiểm tra các cơ sở hoạt động khai thác, sản xuất, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ; vận động Nhân dân tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ và phòng, chống cháy rừng; tổ chức xây dựng, nhân rộng các mô hình tự quản trong công tác bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng. Từ tháng 8/2017 đến nay, lực lượng Kiểm lâm phối hợp với Công an và các cơ quan chức năng phát hiện, xử lý 187 vụ vi phạm, tịch thu 108 m3 gỗ các loại, xử phạt hành chính 1.568 triệu đồng, các vụ vi phạm được xử lý đúng người, đúng hành vi, có tính răn đe cao và không có khiếu nại xảy ra.

Sau 3 năm thực hiện Chương trình hành động số 14, đã tạo sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức, hành động của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể CT-XH và các tầng lớp Nhân dân. Nhờ đó, đã kịp thời ngăn chặn, phòng ngừa hiệu quả hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp; không để hình thành tụ điểm về phá rừng, khai thác rừng, buôn bán, vận chuyển gỗ trái phép; không để xảy ra vụ việc chống người thi hành công vụ; số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp giảm 16 vụ, số vụ cháy rừng giảm 5 vụ so với năm 2017. Vai trò, trách nhiệm quản lý Nhà nước về lâm nghiệp của các cấp, các ngành được tăng cường.


V.H

Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục