(HBĐT) - Mặc dù không khí Tết vẫn còn ngập tràn trong mỗi gia đình, bản làng, nhưng ngay từ mùng 2 Tết, nông dân trong tỉnh đã rộn rã xuống đồng  sản xuất. Khí thế lao động hối hả, khẩn trương khắp muôn nơi, những tay cấy thoắn thoắt hòa cùng tiếng cười nói vui vẻ hứa hẹn một vụ sản xuất thắng lợi.


Nông dân xóm Gò Khánh, xã Kim Bôi (Kim Bôi) rộn rã xuống đồng cấy lúa những ngày đầu xuân Tân Sửu. 

Thời tiết năm nay thuận lợi để bắt đầu một vụ sản xuất nông nghiệp với nhiều hy vọng. Từ mùng 1 đến mùng 5 Tết tiết trời ấm áp, mùng 6 Tết trời trở lạnh, mưa xuân xuất hiện tạo điều kiện để cây cối đâm trồi, nảy lộc. Theo quan niệm của người nông dân, mưa xuân là món quà vô giá của mẹ thiên nhiên ban tặng cho ngành nông nghiệp, mưa xuân báo hiệu sự sinh trưởng, phát triển xanh tốt của cây cối. 

Bà Nguyễn Thị Anh, phường Kỳ Sơn (TP Hòa Bình) chia sẻ: Vụ này, gia đình tôi cấy 3.000 m2 lúa. Chiều mùng 2 Tết, vợ chồng tôi tranh thủ thời tiết nắng ấm ra đồng bón phân để lúa đẻ nhánh. Đối với diện tích lúa cấy trước Tết Nguyên đán phát triển tốt, chưa phát sinh sâu bệnh gây hại. Nhìn ruộng lúa xanh tươi cho tôi hy vọng về một năm mới nhiều thắng lợi trong sản xuất.

Vụ chiêm xuân năm nay, toàn tỉnh phấn đấu cấy trên 15,4 nghìn ha lúa. Trong đó, tập trung mở rộng diện tích gieo cấy trà xuân muộn bằng các giống ngắn ngày có năng suất, chất lượng cao, thích ứng với điều kiện các địa phương; mở rộng giống lúa chất lượng cao ở vùng có điều kiện thích hợp để sản xuất hàng hóa, lựa chọn 2-3 giống chủ lực trong cơ cấu giống từng vùng. Trà xuân chính vụ chiếm khoảng 10%, tập trung ở vùng hạ lưu sông Đà, các giống như: Khang dân 18, nếp, nhị ưu, Thái Xuyên 111, JO2, JO1… Trà xuân chính vụ các địa phương đã hoàn thành gieo cấy xong trước Tết Nguyên đán. Đối với trà xuân muộn chiếm 90% diện tích, tập trung vào các giống có thời gian sinh trưởng ngắn dưới 130 ngày như: TBR225, BC15 kháng đạo ôn, Thiên ưu 8, VRN20, VNR88… Trà xuân muộn phấn đấu cấy xong vào cuối tháng 2. 

Để đảm bảo gieo cấy đúng khung thời vụ và cơ cấu giống, ngành NN&PTNT tỉnh đã chỉ đạo Phòng NN&PTNT các huyện, thành phố tăng cường hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật, đầu tư thâm canh và quản lý chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh giống, vật tư nông nghiệp đảm bảo chất lượng phục vụ sản xuất. Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết để có biện pháp xử lý, chỉ đạo, đặc biệt chú ý các biện pháp phòng, chống rét cho mạ và lúa nhằm giảm tối đa thiệt hại cho nông dân.

Sáng mùng 6 Tết, trên cánh đồng xóm Gò Khánh, xã Kim Bôi (Kim Bôi) ai ai cũng hối hả, miệng nói tay làm để cố gắng hoàn thành cấy xong lúa xuân trước ngày 20/2. Anh Bùi Văn Ngọc, xóm Gò Khánh chia sẻ: Vụ xuân năm nay, gia đình tôi cấy 2.000 m2 lúa. Trước Tết Nguyên đán đã gieo mạ, làm đất để bước sang xuân Tân Sửu xuống đồng lấy may. Vụ này, gia đình tôi cấy giống Thiên ưu. Mùng 5 Tết bắt đầu xuống đồng, đến hôm nay cơ bản cấy xong. Tôi mong năm nay mưa thuận, gió hòa để cây lúa phát triển đạt năng suất, sản lượng tốt.

Tại huyện Lạc Thủy, niềm hân hoan, phấn khởi hiện hữu trên từng gương mặt của người nông dân. Theo thống kê của Phòng NN&PTNT huyện, đến hết ngày mùng 6 Tết, toàn huyện đã hoàn thành việc làm đất cấy lúa; làm đất trồng màu đạt 40%. Nhờ thực hiện đúng kỹ thuật gieo mạ, toàn huyện không có mạ bị chết rét. Huyện đã cấy được 1.095 ha/1.431 ha lúa, đạt 76,5%; trồng 175 ha ngô, đạt 19%...

Theo đánh giá của Sở NN&PTNT: Thời tiết trước và trong Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 thuận lợi để các loại cây trồng sinh trưởng và phát triển. Đúng như tiến độ đề ra, đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh đã cấy đạt khoảng 60,6% diện tích. Để làm nên một vụ sản xuất thắng lợi trên tất cả các phương diện, các đơn vị chức năng cùng các địa phương cần chú trọng điều tiết nước trên đồng ruộng hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi để lúa đẻ nhánh và giữ ấm khi trời rét; hướng dẫn nông dân bón thúc và tỉa dặm, tăng cường giám sát, theo dõi, dự tính, dự báo chính xác tình hình sâu, bệnh hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời, bảo đảm cho một vụ sản xuất bội thu.

Cùng với không khí khẩn trương hoàn thành việc gieo cấy lúa, nông dân trong tỉnh còn đẩy nhanh tiến độ trồng cây màu. Đối với cây ngô vụ chiêm xuân, các địa phương tập trung sử dụng các bộ giống ngô lai, ngô nếp năng suất cao như: CP501, CP3Q, C919, Biosseed 9698, Biosseed 256… Cây đậu tương sử dụng các giống có năng suất cao, chín sớm và trung bình như: DD8, DDT12, DDT22, DT84, DT96, V70…; phấn đấu hoàn thành trồng các loại cây màu xong trước ngày 15/3. Bên cạnh đó, các địa phương chủ động chăm sóc cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm và cây mía. Trong thời gian tới, các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác trồng rừng vụ xuân và cả năm 2021. Cùng với trồng trọt, các hộ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản không được chủ quan với đói, rét và dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, thủy sản.


 Thu Thủy

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục