(HBĐT) - Cùng với đẩy nhanh tiến độ thu hoạch cây màu vụ đông xuân trên những diện tích còn lại, nông dân tại các địa phương trong tỉnh chủ động triển khai khâu làm đất, gieo mạ để đảm bảo sản xuất vụ mùa, hè thu theo đúng tiến độ, kế hoạch đề ra.


Nông dân xã Thống Nhất (Lạc Thủy) đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo gieo cấy lúa mùa trong khung thời vụ.

Là địa phương hoàn thành việc thu hoạch lúa chiêm xuân đầu tiên trong tỉnh, thời điểm này, huyện Lạc Thủy hướng dẫn nông dân thực hiện lịch thời vụ, cơ cấu giống, áp dụng quy trình kỹ thuật nhằm đảm bảo cây trồng phát triển tốt, năng suất cao, quyết tâm giành thắng lợi vụ hè thu. Đồng chí Ngọ Đình Tâm, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Thời tiết vụ hè thu thường nắng nóng gay gắt kéo dài, khiến nguồn nước tại các hồ chứa bốc hơi nhanh. Do đó, để tránh nắng hạn, đảm bảo cho cây trồng phát triển tốt, đạt năng suất cao, không ảnh hưởng đến vụ sản xuất sau, ngành nông nghiệp huyện và các địa phương triển khai vụ mùa, hè thu ngay sau khi kết thúc vụ đông xuân; bố trí các giống lúa trung ngày và ngắn ngày, duy trì cánh đồng lớn, cánh đồng mẫu gắn với chuỗi liên kết. Đến nay, toàn huyện đã gieo trên 55 tấn mạ, cày ngả 1.100 ha, cấy trên diện tích 650 ha.

Cùng với huyện Lạc Thủy, các địa phương trong tỉnh đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để đảm bảo cho sản xuất vụ mùa, hè thu theo đúng kế hoạch. Tại huyện Yên Thủy, nhận định thời tiết hạn hán có khả năng xảy ra, ngay sau khi kết thúc vụ đông xuân, huyện chỉ đạo các xã, thị trấn chủ động lịch thời vụ theo điều kiện thực tế của từng địa phương. Rà soát xây dựng phương án chống hạn, tích nước, sử dụng nguồn nước hợp lý, bảo đảm sản xuất an toàn.

Theo thống kê của Sở NN&PTNT, đến thời điểm này, tổng diện tích thu hoạch lúa toàn tỉnh đã đạt 100%; các huyện tiến hành làm đất lúa sớm nhất là: Lạc Thủy, Yên Thủy, Kim Bôi… Các địa phương khác tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thu hoạch một số loại cây màu và làm đất, chuẩn bị mạ để đảm bảo việc gieo cấy đúng tiến độ và khung thời vụ. Cùng với đó, xây dựng kế hoạch để chủ động cung ứng đủ số lượng, chủng loại, đảm bảo chất lượng các loại vật tư nông nghiệp; sử dụng hợp lý nguồn nước tưới đảm bảo cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, đạt năng suất, sản lượng cao.

Vụ hè thu năm nay, toàn tỉnh phấn đấu diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 45,6 nghìn ha, trong đó, 21,46 ha lúa, 11,4 nghìn ha ngô, khoai lang 1,5 nghìn ha; tăng cường cải tạo đất và trồng mới cây ăn quả có múi trên diện tích đất trồng tái canh; phấn đấu trồng rừng hoàn thành kế hoạch đã đề ra, đảm bảo độ che phủ rừng trên 51,5%; tiếp tục khai thác tốt diện tích mặt nước các hồ chứa thủy điện, đẩy mạnh nuôi cá lồng, bè trên sông và hồ lớn; tập trung tái đàn lợn đảm bảo đủ sản lượng thịt cung ứng cho thị trường.

Sở NN&PTNT nhận định: Vụ hè thu, vụ mùa có diễn biến phức tạp, mưa bão, tố lốc bất thường, nguy cơ tiềm ẩn lớn về dịch hại cây trồng. Dịch bệnh trên vật nuôi, dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, khó lường, sẽ gây nhiều khó khăn trong phát triển sản xuất. Do đó, để thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất cả năm, sau khi thu hoạch xong cây trồng vụ xuân, các địa phương cần triển khai sớm kế hoạch sản xuất vụ hè thu, vụ mùa, tạo điều kiện sản xuất vụ đông. Chủ động mở rộng diện tích cây trồng có giá trị kinh tế cao, lựa chọn cơ cấu giống lúa hợp lý, hiệu quả; không để đất trống, tập trung chăm sóc, thâm canh nâng cao năng suất, sản lượng. Đảm bảo an toàn hệ thống đê, hồ đập, chủ động xây dựng phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai. Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn chuyển dịch mùa vụ trồng rừng, thúc đẩy SX-KD rừng gỗ lớn.

Đồng chí Nguyễn Hồng Yến, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật lưu ý: Đối với cây trồng lại trên đất cũ như các loại dưa, cây họ cà và bầu bí, nông dân cần thu hoạch nhanh, dọn dẹp tàn dư sớm để hạn chế nguồn bệnh trong đất làm ảnh hưởng đến cây trồng vụ tới. Với cây lúa, sau khi thu hoạch xong, nông dân cũng có thể tận dụng tàn dư rơm rạ để sản xuất các sản phẩm nông sản khác như nấm ăn, hoặc đem ủ cùng một số nguyên liệu để tạo thành phân bón hữu cơ. Qua đó, không chỉ cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào, sạch cho cây trồng vụ tới, mà còn góp phần vệ sinh đồng ruộng nhanh chóng, hạn chế tình trạng đốt rơm rạ trên đồng ruộng gây ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe người dân xung quanh.


Thu Hằng


Các tin khác


Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tăng 36,39% so với cùng kỳ

Theo báo cáo của UBND tỉnh, kim ngạch xuất khẩu tháng 3 của tỉnh ước đạt 160,596 triệu USD, tăng 0,65% so với tháng trước; lũy kế 3 tháng đầu năm đạt 477,568 triệu USD, tăng 36,39% so với cùng kỳ, thực hiện 23,88% kế hoạch năm.

Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục