(HBĐT) - Mặc dù được các cấp, các ngành quan tâm, chăm lo nhưng do xuất phát điểm thấp, đến nay, kết cấu hạ tầng KT-XH vùng dân tộc thiểu số của tỉnh còn bất cập, thiếu đồng bộ. Kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp, chưa mang tính hàng hóa. Đời sống của đồng bào còn nhiều khó khăn, chưa có nhiều điều kiện, cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhưng nguy cơ tái nghèo rất cao; vẫn tồn tại hủ tục lạc hậu và tệ nạn xã hội, tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định an ninh chính trị...

 


Đường giao thông đến xã Đoàn Kết (Đà Bắc) còn những đoạn hư hỏng, xuống cấp cần nguồn lực đầu tư sửa chữa.

Theo đánh giá của Ban Dân tộc, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) của tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất trên địa bàn tỉnh; thu nhập bình quân của hộ DTTS chỉ bằng  40 - 45% bình quân thu nhập của tỉnh; dân số DTTS chiếm 74,43% nhưng tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 93% tổng số hộ nghèo của tỉnh. Điều kiện sinh kế còn nhiều khó khăn, tình trạng thiếu nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt vẫn là vấn đề cấp thiết cần được tập trung giải quyết. Mức độ tiếp cận, hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản ở mức thấp so với bình quân chung cả nước. Hiện, trong tỉnh còn 13,3% hộ DTTS chưa được tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh; còn trên 14.790 hộ ở nhà tạm; 31,8% hộ chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh. Có trên 40.390 hộ DTTS thiếu đất sản xuất, 308 hộ thiếu đất ở, 1.620 hộ thiếu nhà ở, 22.400 hộ thiếu nước sinh hoạt... Từ thực trạng trên, việc chăm lo, ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển vùng ĐBDTTS&MN là vấn đề cần thiết và cấp thiết.

Việc Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN giai đoạn 2021-2030 và phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030 là sự cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Chính phủ về chính sách dân tộc, vừa là giải pháp để phát triển KT-XH, vừa là tích hợp thực hiện các chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, đáp ứng mong đợi của ĐBDTTS cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng, khi toàn tỉnh có tới 145/151 xã, phường, thị trấn thuộc vùng DTTS&MN. 

Theo đó, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra nhiệm vụ: "Thực hiện có hiệu quả Ðề án tổng thể phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN và Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS giai đoạn 2021 - 2030. Chú trọng giữ gìn, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ người DTTS. Phấn đấu số xã có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn (ĐBKK) còn dưới 30% tổng số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh; thu nhập bình quân đầu người các xã ĐBKK đạt trên 25 triệu đồng/năm...".

Nhằm cụ thể hóa các chủ trương, chính sách về công tác dân tộc, thời gian qua, Ban Dân tộc đã nỗ lực tham mưu UBND tỉnh xây dựng dự thảo Đề án phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh, dự thảo Nghị quyết của BCH Đảng bộ tỉnh về lãnh đạo phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030. Đề án của UBND tỉnh nhằm đạt mục tiêu tổng quát: đến năm 2025, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng ĐBDTTS& MN so với bình quân chung của cả nước; đến năm 2025 giảm 50% xã, thôn, bản ĐBKK. Đến năm 2030 cơ bản không còn xã, thôn, bản ĐBKK.

Đặc biệt, trong giai đoạn 2021 - 2025 tập trung nguồn lực đầu tư để giải quyết các vấn đề bức thiết của vùng ĐBDTTS& MN, theo thứ tự ưu tiên là: Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; từng bước sắp xếp, bố trí ổn định dân cư ở địa bàn ĐBKK, nhất là vùng nguy cơ cao về thiên tai; phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, đảm bảo cho người dân có thu nhập ổn định từ bảo vệ và phát triển rừng, bảo đảm sinh kế bền vững; đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu; chú trọng phát triển GD&ĐT, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chăm sóc sức khỏe Nhân dân, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em; bảo đảm QP-AN, trật tự an toàn xã hội vùng DTTS; quan tâm công tác truyền thông, tuyên truyền và biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc. 

Thực hiện đề án kỳ vọng sẽ tạo sức bật cho vùng dân tộc. Do vậy, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành trong thời gian tới tiếp tục chung tay thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác dân tộc; tập trung thực hiện có hiệu quả các chính sách phát triển KT-XH nói chung, Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS& MN giai đoạn 2021-2030 nói riêng, để vùng ĐBDTTS của tỉnh ngày càng đổi thay tích cực. 


 Bình Giang

Các tin khác


Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Triển vọng nghề nuôi dê núi ở vùng cao Đà Bắc

Tận dụng tiềm năng, lợi thế về bãi chăn thả, nguồn thức ăn, những năm qua, người dân trên địa bàn huyện Đà Bắc chú trọng chuyển đổi từ nuôi trâu, bò sang nuôi dê. Với ưu điểm "chỉ ăn cỏ, uống nước lã”, nuôi dê trở thành hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Huy động trên 11 nghìn ngày công làm công tác dân vận

Thực hiện công tác dân vận, trong 5 năm qua (2019 - 2024), LLVT tỉnh và các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn đã tổ chức 47 đợt "Hành quân huấn luyện dã ngoại kết hợp làm công tác dân vận”. Qua đó huy động 11.132 ngày công của CB,CS, trên 1.000 lượt phương tiện tham gia giúp dân lao động sản xuất, vệ sinh môi trường, sửa chữa nhà ở.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục