(HBĐT) - Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến lưu thông, cung - cầu hàng hóa trong nước, trong tỉnh. Việc tiêu thụ sản phẩm, nhất là nông sản của người dân trong tỉnh như cá, gà, bí xanh, rau su su, mía… gặp khó khăn. Ngược lại, cũng có thời điểm lại xảy ra tình trạng khan hàng thiết yếu cục bộ do người dân đổ xô đi mua tích trữ. Những tác động đó nguy cơ gây bất ổn thị trường. Trong bối cảnh thực hiện "mục tiêu kép”, việc ổn định thị trường, đảm bảo cung - cầu hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm nội địa, đẩy mạnh cuộc vận động (CVĐ) "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” càng có ý nghĩa quan trọng.


Người dân mua hàng Việt tại cửa hàng tiện lợi phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình). 

Cuối tháng 5, đầu tháng 6/2021 là thời điểm thu hoạch bí xanh, rau su su, củ cải của nông dân trong tỉnh nhưng lại "nghẽn” tiêu thụ do ảnh hưởng dịch Covid-19. Hội Nông dân tỉnh đã gửi thư ngỏ và kêu gọi cán bộ các cơ quan, đơn vị, Nhân dân trong tỉnh hỗ trợ tiêu thụ giúp nông dân huyện Tân Lạc, Kim Bôi. Cuối tháng 6, trong tháng 7, người dân các xã vùng hồ Hòa Bình lại lao đao vì cá lồng bị chết. Trước tình hình đó, Sở Công Thương, Tỉnh  Đoàn, Hội Nông dân... đã phối hợp hỗ trợ tiêu thụ cá cho người dân. Vài chục tấn cá, rau đã được tiêu thụ, giúp người dân vơi bớt khó khăn. 

Theo Giám đốc Sở Công Thương Phạm Tiến Dũng, càng trong khó khăn do đại dịch Covid-19 càng thấy tầm quan trọng của hàng Việt và thị trường nội địa. Rõ ràng là có sự tương hỗ nhau cả với người sản xuất, doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước, trong tỉnh; vấn đề là điều tiết cung - cầu hợp lý. Để đảm bảo nguồn hàng dự trữ, nguồn cung ổn định trong bối cảnh dịch bệnh, Sở đã ban hành các văn bản để chủ động nắm bắt tình hình thị trường, giá cả hàng hóa. Tổ chức đoàn khảo sát, kiểm tra tại các chợ, trung tâm thương mại, điểm phân phối mua sắm lớn; bàn giải pháp với các địa bàn trọng điểm như TP Hòa Bình, huyện Lương Sơn. Xây dựng kịch bản 5 cấp độ đảm bảo nguồn cung hàng hóa. Do đó, người dân yên tâm, không nên đổ xô đi mua hàng tích trữ với số lượng lớn. Đồng thời, Sở tìm giải pháp kết nối giao thương, tìm đầu ra cho sản phẩm của tỉnh. Xây dựng các điểm bán hàng Việt với tên "Tự hào hàng Việt Nam". Tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại các sản phẩm đặc trưng, nổi bật, sản phẩm OCOP của tỉnh. Giải cứu nông sản là biện pháp trước mắt, cần tính chuyện "đường dài" bằng những giải pháp như nâng cao chất lượng sản phẩm, chế biến sâu, liên kết sản xuất - tiêu thụ...

Để đẩy mạnh CVĐ, UB MTTQ tỉnh phối hợp các đoàn thể CT-XH là tổ chức thành viên tuyên truyền rộng rãi ý nghĩa đến đoàn viên, hội viên, Nhân dân. Phó Chủ tịch UB MTTQ tỉnh  Trần Đức Trường cho biết: Phát huy vai trò cơ quan thường trực, UB MTTQ tỉnh chủ động tham mưu kiện toàn Ban chỉ đạo CVĐ, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Hình thức tuyên truyền, vận động đa dạng, qua phương tiện thông tin đại chúng, hội nghị, tập huấn, lồng ghép với các chương trình, đề án, phong trào thi đua yêu nước. Trong đó, chú trọng làm nổi bật, hướng đến xây dựng văn hóa tiêu dùng dựa trên tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, lòng tự hào, tự tôn dân tộc; từng bước thay đổi tư duy sính hàng ngoại. Các hội thành viên có phong trào vận động cụ thể như "Thanh niên tỉnh Hòa Bình đồng hành cùng hàng Việt Nam”. Cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh với gian lận thương mại, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng để an tâm khi dùng hàng Việt. Doanh nghiệp, người sản xuất, cung ứng hàng Việt cũng có sự chuyển biến trong tư duy về thị trường nội địa; trách nhiệm phục vụ người tiêu dùng với những sản phẩm chất lượng, an toàn, hợp thị hiếu, giá cạnh tranh. Thương mại điện tử, kinh doanh trực tuyến được áp dụng ngày càng nhiều. Tại hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi trong tỉnh, lượng hàng Việt chiếm 80 - 95%. 

Bà Phạm Thị Nhuận, Giám đốc Công ty CPTM Định Nhuận, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) cho biết: Công ty kinh doanh 10 nhóm hàng tiêu dùng; trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn chủ động được nguồn hàng đáp ứng nhu cầu người dân. Công ty đã ký hợp đồng với UBND TP Hòa Bình về cung ứng hàng hóa thiết yếu. 100% hàng tại hệ thống phân phối tới hơn 1.000 cửa hàng tại 10/10 huyện, thành phố trong tỉnh là hàng Việt. Tại siêu thị Vì Hòa Bình, hàng Việt cũng chiếm trên 90%, trong đó có một số sản phẩm OCOP của tỉnh. 

Với ý nghĩa của CVĐ, Tỉnh ủy xác định thực hiện CVĐ là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Vì vậy, trong kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với CVĐ trong tình hình mới, yêu cầu đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong tiêu dùng hàng Việt. Các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN phải ưu tiên sử dụng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của Việt Nam phù hợp với các cam kết quốc tế và luật pháp. Khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, trí tuệ, bản lĩnh, trách nhiệm, khát vọng vươn lên của người Việt Nam trong sản xuất, kinh doanh, quảng bá và sử dụng hàng Việt. Tạo thuận lợi để hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng. Khuyến khích doanh nghiệp sản xuất hàng hoá chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá phù hợp. Đẩy mạnh giới thiệu sản phẩm thương hiệu Việt chất lượng, uy tín. Xử lý các trường hợp vi phạm bản quyền, nhãn hiệu, sản xuất, kinh doanh sản phẩm kém chất lượng, lũng đoạn thị trường. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ, dán tem truy xuất trong phân phối sản phẩm… Kế hoạch thực hiện CVĐ đã có, rất cần trách nhiệm, tâm huyết của ngành chức năng, thành viên Ban chỉ đạo và sự tham gia hưởng ứng của doanh nghiệp, toàn dân.


Cẩm Lệ

Các tin khác


Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Triển vọng nghề nuôi dê núi ở vùng cao Đà Bắc

Tận dụng tiềm năng, lợi thế về bãi chăn thả, nguồn thức ăn, những năm qua, người dân trên địa bàn huyện Đà Bắc chú trọng chuyển đổi từ nuôi trâu, bò sang nuôi dê. Với ưu điểm "chỉ ăn cỏ, uống nước lã”, nuôi dê trở thành hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Huy động trên 11 nghìn ngày công làm công tác dân vận

Thực hiện công tác dân vận, trong 5 năm qua (2019 - 2024), LLVT tỉnh và các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn đã tổ chức 47 đợt "Hành quân huấn luyện dã ngoại kết hợp làm công tác dân vận”. Qua đó huy động 11.132 ngày công của CB,CS, trên 1.000 lượt phương tiện tham gia giúp dân lao động sản xuất, vệ sinh môi trường, sửa chữa nhà ở.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục