Trong những năm gần đây, mức độ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp ở nước ta tăng nhanh chóng. Các chủng loại máy móc mới được đưa vào sản xuất như: máy cày, máy gặt đập liên hợp, máy bừa, máy đập tách hạt, máy cắt cỏ, máy trộn thức ăn chăn nuôi, máy cọ rửa chuồng trại, máy sục khí trong nuôi trồng thủy sản…



Nhờ vậy, nhiều khâu sản xuất đạt mức độ cơ giới hóa cao. Đơn cử, đối với sản xuất lúa, trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020, việc ứng dụng cơ giới hóa vào khâu làm đất của cả nước tăng từ 88% lên 97%. Một số vùng đạt 100% như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long. Đối với khâu gieo trồng, tỷ lệ cơ giới hóa tăng từ 18% lên 65%; chăm sóc tăng từ 65% lên 82%; thu hoạch tăng từ 42% lên 78%; khâu tuốt đập, xay xát lúa, gạo đạt 100%.

Cơ giới hóa nông nghiệp giải quyết được công việc nặng nhọc, đáp ứng được tính thời vụ khẩn trương, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giúp giảm tổn thất sau thu hoạch và nâng cao khả năng cạnh tranh của một số nông sản. Đồng thời, thúc đẩy quá trình liên kết sản xuất, hình thành các tổ chức dịch vụ ở nông thôn; hình thành mô hình liên kết doanh nghiệp với hợp tác xã, nông dân với các dịch vụ cơ giới hóa cho các khâu: làm đất, cấy, phun thuốc bảo vệ thực vật, thu hoạch, sấy khô…

Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích mang lại, việc sử dụng cơ giới hóa nông nghiệp thời gian qua còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn lao động. Hàng loạt vụ tai nạn xảy ra để lại thương tích nặng nề cho người dân, thậm chí có trường hợp tử vong. Theo tính toán, có khoảng 80% số tai nạn lao động trong nông nghiệp là do vận hành thiết bị không đúng quy trình và không bảo đảm an toàn. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thiếu hiểu biết của người sử dụng, không được qua đào tạo, chủ yếu tự học hỏi làm theo kinh nghiệm hoặc hướng dẫn sơ sài của người bán cho nên thiếu kiến thức và kỹ năng vận hành thiết bị, dẫn đến việc xảy ra những tai nạn lao động đáng tiếc. Ngoài ra, vấn đề chất lượng máy móc, thiết bị nông nghiệp hiện nay còn thả nổi, chưa được kiểm soát, giám định chặt chẽ. Nhiều loại thiết bị không đạt chất lượng nhưng vẫn lưu thông trên thị trường. Ngành chức năng chưa thật sự quan tâm đúng mức đến vấn đề an toàn lao động trong sản xuất nông nghiệp, còn thiếu hệ thống văn bản pháp luật quy định, hướng dẫn cụ thể việc thực hiện an toàn lao động cho nông dân.

Ðể hạn chế tai nạn lao động, tránh được những rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, cơ quan chức năng cần phải nâng cao nhận thức cho nhà nông. Trong đó, tập trung tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn nông dân quy trình, nguyên tắc vận hành máy móc, thiết bị cho đúng kỹ thuật và sử dụng thành thạo, như những "kỹ sư cơ khí” nông nghiệp. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng máy móc, thiết bị. Có chế tài xử phạt mạnh những đơn vị, cá nhân cung cấp thiết bị không bảo đảm an toàn kỹ thuật. Cùng với đó, các đơn vị cung cấp thiết bị, máy móc nông nghiệp phải phối hợp với lực lượng chức năng trong việc hỗ trợ đào tạo, hướng dẫn người dân cách sử dụng thiết bị, máy móc một cách bài bản. Nhiều chuyên gia cho rằng, về lâu dài, ngành nông nghiệp cũng như các địa phương cần trang bị kiến thức cơ khí cho đội ngũ cán bộ chuyên môn, từng bước trở thành "tổng đài” tư vấn, hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật mới cho nhà nông.


Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tăng 36,39% so với cùng kỳ

Theo báo cáo của UBND tỉnh, kim ngạch xuất khẩu tháng 3 của tỉnh ước đạt 160,596 triệu USD, tăng 0,65% so với tháng trước; lũy kế 3 tháng đầu năm đạt 477,568 triệu USD, tăng 36,39% so với cùng kỳ, thực hiện 23,88% kế hoạch năm.

Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục