(HBĐT) - Từ sự chủ động, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, năm 2021, huyện Lạc Thuỷ đã đạt được những kết quả nổi bật trong thực hiện 3 đột phá chiến lược theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Trong đó, xác định phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng là khâu đột phá có vai trò nền tảng quan trọng, huyện đã dồn sức khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn lực; tăng cường huy động các nguồn nội lực và đóng góp của Nhân dân để phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng KT-XH gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới.


Công trình cầu qua sông Bôi trong dự án đường tránh Khu di tích lịch sử Nhà máy in tiền xã Phú Nghĩa đi xã Thống Nhất (Lạc Thủy) đang được đẩy nhanh tiến độ thi công.

Dự án đường tránh khu di tích lịch sử Nhà máy in tiền xã Phú Nghĩa đi xã Thống Nhất được UBND tỉnh phê duyệt với tổng mức đầu tư 110 tỷ đồng, nguồn vốn ngân sách tỉnh hiện đang được đẩy nhanh tiến độ thi công. Việc đầu tư xây dựng công trình sẽ đảm bảo không gian, cảnh quan của khu di tích lịch sử nhà máy in tiền. Hoàn thiện kết nối hệ thống mạng lưới giao thông giữa các xã: Phú Nghĩa, Thống Nhất, Hưng Thi, An Bình, Khoan Dụ và các khu vực lân cận. Đảm bảo an toàn cho người và phương tiện lưu thông, tạo điều kiện phát triển KT-XH, đảm bảo AN-QP trong khu vực.

Trên cơ sở quy hoạch chung của tỉnh, huyện đã hoàn thành quy hoạch xây dựng nông thôn mới của các xã và quy hoạch tổng thể thị trấn Chi Nê, tạo tiền đề xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH thống nhất. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về vai trò, trách nhiệm trong việc đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH, thể hiện qua việc đóng góp xây dựng đường giao thông nông thôn, hệ thống kênh mương và các công trình phúc lợi công cộng khác.

Đến nay, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị từng bước được đầu tư, mở rộng, hoàn thiện theo hướng hiện đại hoá, đồng bộ hoá với hình thức đầu tư đa dạng, nguồn vốn đầu tư mở rộng hơn. Nhiều công trình tuyến chính được xây dựng; đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các công trình giao thông với 9,2 km đường được nhựa hóa, bê tông hóa; tổng mức đầu tư trên 201,9 tỷ đồng. Đầu tư xây dựng 22 công trình hạ tầng kỹ thuật từ các nguồn vốn với tổng kinh phí 133,8 tỷ đồng. Chất lượng phục vụ của hạ tầng kỹ thuật đô thị được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ đô thị hoá toàn huyện ước đạt 25,45%.

Hạ tầng đô thị, công nghiệp, thương mại, dịch vụ được đầu tư ngày một hoàn thiện. Huyện tăng cường công tác thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn. Năm 2021 có 5 dự án đầu tư vào các CCN, nâng tổng số dự án đầu tư vào các CCN là 16 dự án, số vốn đầu tư 1.107 tỷ đồng, diện tích thuê đất trong các CCN là 50,14 ha.

Cùng với đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, huyện đặc biệt chú trọng phát triển hạ tầng xã hội. Giáo dục và đào tạo tiếp tục được đầu tư, mạng lưới trường, lớp học mở rộng, cơ sở vật chất trường học được nâng lên. Toàn huyện có 575 phòng học, trong đó: 528 phòng kiên cố, chiếm 91,8%; 37 phòng bán kiên cố, chiếm 8,2%; có 28 trường đạt chuẩn quốc gia.

Đồng chí Bùi Trung Kiên, Bí thư Huyện uỷ cho biết: Trong thời gian tới, huyện tiếp tục thực hiện tốt công tác phối hợp quản lý quy hoạch; quy hoạch xây dựng thị trấn Chi Nê, thị trấn Ba Hàng Đồi. Đầu tư cải tạo, nâng cấp các tuyến đường có khả năng, điều kiện phát triển KT-XH các vùng trọng điểm của huyện, như các tuyến đường huyện, trục xã, liên xã. Đẩy mạnh thực hiện đột phá chiến lược về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ. Nâng cao chất lượng quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, bảo đảm hiệu quả. Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình lớn, quan trọng, thiết yếu, nhất là tại khu vực có tiềm năng phát triển và giải quyết các ách tắc, quá tải. Bảo đảm kết nối thông suốt giữa trung tâm kinh tế, đầu mối giao thông cửa ngõ, tuyến có nhu cầu vận tải lớn. Quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông tại vùng khó khăn. Từng bước hình thành hệ thống đô thị có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, xanh, thân thiện với môi trường. Nâng cao chất lượng và quản lý tốt quy hoạch đô thị, bảo đảm phát triển bền vững.

 Đinh Thắng


Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục