(HBĐT) - Sản phẩm rau hữu cơ là niềm tự hào của huyện Lương Sơn. Phát huy những kết quả đạt được trong trồng rau hữu cơ, Lương Sơn đang thúc đẩy phát triển và mở rộng sản xuất nông nghiệp hữu cơ (NNHC) và nông nghiệp an toàn (NNAT) ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện. Qua đó, hướng tới xây dựng ngành nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh cao; thực hiện thành công kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp.



Các thành viên Hợp tác xã nông sản hữu cơ Đồng Sương, xã Liên Sơn (Lương Sơn) nỗ lực nâng cao chất lượng rau hữu cơ.

  Theo thống kê của Phòng NN&PTNT huyện, hiện tổng diện tích trồng rau hữu cơ của toàn huyện là 22,3 ha, trong đó đã có 12,323 ha rau được cấp chứng nhận hữu cơ với sản lượng đạt khoảng 80 - 100 tấn/năm; giá bán theo hợp đồng ký kết với các đơn vị tiêu thụ khoảng 20.000 đồng/kg. Ngoài ra, toàn huyện có khoảng 13,4 ha cây ăn quả của hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Mỹ Tân (xã Cao Dương) được cấp chứng nhận hữu cơ. Cùng với sản xuất hữu cơ, các HTX, tổ hợp tác (THT) tích cực sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo an toàn thực phẩm. Đã có 119,4 ha cây ăn quả có múi, chuối, nhãn, ổi được chứng nhận VietGAP và một số sản phẩm chăn nuôi như thịt gà, ong mật, dê. Các sản phẩm NNHC, VietGAP của huyện Lương Sơn chủ yếu tiêu thụ tại chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch, các siêu thị tại thành phố Hà Nội.

 Năm 2021, Lương Sơn là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, song đa số các HTX, THT sản xuất theo hướng hữu cơ, VietGAP vẫn có nguồn thu ổn định. Các HTX, THT sản xuất rau hữu cơ trên địa bàn huyện đảm bảo tiêu thụ theo hợp đồng liên kết đã ký. Thu nhập của các hộ thành từ 4 - 5 triệu đồng/người/tháng. Sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, VietGAP không chỉ tạo được uy tín trên thị trường, kết nối được nhiều thị trường tiềm năng mà còn góp phần bảo vệ môi trường sống, cải thiện cảnh quan thiên nhiên thu hút nhiều nhà đầu tư đến với Lương Sơn.

 Tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong phát triển NNHC, NNAT, căn cứ vào điều kiện thổ nhưỡng và tình hình thực tế của các xã, huyện Lương Sơn dự kiến từ năm 2022 - 2023 triển khai sản xuất NNHC với quy mô 22 ha tại các xã: Cao Sơn (8 ha); Nhuận Trạch (3 ha); Cư Yên (4,5 ha); Liên Sơn (6,5 ha). Đồng thời, sản xuất rau an toàn, VietGAP quy mô 15,5 ha tại các xã: Cư Yên (3ha), Tân Vinh (4,5 ha), Liên Sơn (6 ha) và Thanh Sơn (2 ha).

 Để đạt được mục tiêu trên, huyện Lương Sơn đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong sản xuất NNHC, nông nghiệp sạch, an toàn; thông tin về quy trình sản xuất, quảng bá, giới thiệu sản phẩn nông nghiệp trên địa bàn huyện. Tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ kỹ thuật, nông dân tham gia thực hiện chỉ đạo, quản lý và trực tiếp sản xuất mô hình về quy trình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, quy trình sản xuất NNHC… Tổ chức hội nghị, hội thảo, thăm quan học tập kinh nghiệm trong công tác quản lý và tổ chức thực hiện các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

 Đồng chí Nguyễn Thị Minh, Trưởng phòng NN&PTNT huyện nhấn mạnh: Để phát triển bền vững NNHC, NNAT ứng dụng công nghệ cao, huyện Lương Sơn sẽ huy động mọi nguồn lực để hỗ trợ các HTX, THT, hộ dân xây dựng hạ tầng, xây dựng hệ thống  nhà lưới, tưới phun sương tiết kiệm nước, tưới nhỏ giọt, màng phủ nilon. Xử lý đất bằng các ứng dụng xử lý vi sinh trong đất trước khi trồng; sử dụng các chế phẩm sinh học để xử lý sâu bệnh, phân bón hữu cơ hóa lỏng, phân bón hưu cơ vi sinh... khai thác những phế thải trong nông nghiệp, vừa bảo vệ được môi trường, vừa tiết kiệm được chi phí phân bón, cải tạo lý tính, hóa tính của đất... cho ra sản phẩm an toàn, thân thiện môi trường, bền vững, có giá trị kinh tế cao. Ứng dụng công nghệ thông tin lập tài khoản phần mềm truy xuất nguồn gốc mã QR Code, xây dựng bao bì, nhãn mác truy xuất nguồn gốc sản phẩm NNHC, NNAT...

Thu Thủy

Các tin khác


Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

500 đoàn viên, người lao động tham dự hội chợ việc làm huyện Đà Bắc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội chợ việc làm. 500 đoàn viên thanh viên, người lao động đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham dự.

Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Tập huấn triển khai Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp”

Ngày 19/4, Hội LHPN tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn triển khai Đề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp”; hướng dẫn xây dựng dự án khởi nghiệp tham gia cuộc thi năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục