(HBĐT) - Để phục vụ cho việc ngăn sông Đà, xây dựng thủy điện Hòa Bình, xã Hiền Lương (Đà Bắc) có 425 hộ với gần 4.200 nhân khẩu phải di chuyển đến nơi ở mới. Hàng trăm ha đất nông nghiệp, hàng trăm ha rừng nuôi sống người dân Hiền Lương bao đời đã chìm sâu dưới lòng hồ, nhường chỗ cho công trình thế kỷ.


Người dân chuyển cư vì dòng điện sông Đà tại xã Hiền Lương (Đà Bắc) bước đầu có cuộc sống ổn định từ nghề cá.

Theo ông Nguyễn Xuân Quý, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Hiền Lương, thời ấy khác bây giờ, dân không đòi hỏi đền bù cao hay thấp vì không có chính sách đền bù, chỉ có một khoản kinh phí nhỏ hỗ trợ di chuyển. Từ điểm sinh sống có độ cao cos 17 m, trong 7 năm, hộ ít cũng 2 lần, hộ nhiều tới 4 lần chuyển nơi ở và ổn định ở cos 120 m đến ngày nay. Di chuyển lên cao, đất đai hạn hẹp, thiếu đất sản xuất, phải tạo dựng tất cả từ đầu, cuộc sống gặp nhiều khó khăn nhưng nhân dân rất đồng thuận. Với quyết tâm "Tất cả vì dòng điện ngày mai của Tổ quốc”, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ xã, đợt chuyển cư lớn nhất của nhân dân trong xã đã được thực hiện, hoàn thành đạt 274% kế hoạch dự kiến.

Để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong chính sách sau tái định cư dự án thủy điện Hòa Bình, Chính phủ đã phê duyệt 2 dự án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà tỉnh Hoà Bình tại các Quyết định số 747/QĐ-TTg, ngày 7/12/1994 và số 472/QĐ-TTg, ngày 19/3/2002. Đến năm 2009, Chính phủ tiếp tục ban hành Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2009 - 2015 theo Quyết định số 1588/QĐ-TTg. Cùng với những dự án, đề án "xương sống” kể trên, tỉnh cũng triển khai nhiều chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển KT-XH, ổn định và nâng cao đời sống người dân vùng lòng hồ, quá trình triển khai thực hiện đã mang lại nhiều đổi thay về KT-XH cho các xã vùng lòng hồ. Đời sống người dân từng bước được cải thiện.

40 năm sau chuyển cư vùng lòng hồ sông Đà, Hiền Lương hôm nay có diện mạo hoàn toàn khác. Thực hiện Đề án số 1588, tuyến đường từ trung tâm huyện đến các xã vùng hồ, trong đó có Hiền Lương được đầu tư, xóa đi những ám ảnh về cung đường khó khăn, cách trở, tạo điều kiện để xã phát triển du lịch cộng đồng. Năm 2019, xã về đích nông thôn mới. Toàn xã hiện có 4,1 ha nuôi cá lồng với 395 lồng cá, giải quyết việc làm cho 100 lao động địa phương. Những năm 1995, 1996, theo Đề án 747, cây luồng được đưa vào trồng trên địa bàn, đến nay vẫn được Nhân dân trong xã duy trì, diện tích đạt 500 ha, trung bình mỗi năm đem về tổng nguồn thu hàng tỷ đồng cho nhân dân Hiền Lương. Năm 2021, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 38 triệu đồng, cao hơn thu nhập bình quân của người dân chuyển cư toàn huyện. Theo đồng chí Bí thư Đảng ủy xã Nguyễn Đăng Giáp, có thể nói cây luồng và nghề cá đang từng ngày đem lại cuộc sống ổn định hơn cho bà con nơi đây.

Cũng theo đồng chí Bí thư Đảng ủy xã, ngày 25/3/2021, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 439 phê duyệt quy hoạch chung xây dựng khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2035, trong đó, Hiền Lương nằm ở vùng lõi, trọng điểm về phát triển du lịch lòng hồ. Hiện, xã đã hoàn thành quy hoạch 2 khu: khu 1, rộng 177 ha tại xóm Mái; khu 2 rộng 195 ha thuộc 2 xóm Dưng và Doi. Cùng với nghề cá, trồng rừng, du lịch sinh thái cũng sẽ trở thành hướng phát triển vững chắc cho Hiền Lương trong tương lai.

Với sự quan tâm đầu tư và chính sách hỗ trợ đặc thù của các cấp, ngành, vùng đất khó Hiền Lương đã và đang chuyển mình, đời sống của người dân chuyển cư vì dòng điện sông Đà sẽ ngày càng được cải thiện, đi lên.


Hải Yến


Các tin khác


Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tăng 36,39% so với cùng kỳ

Theo báo cáo của UBND tỉnh, kim ngạch xuất khẩu tháng 3 của tỉnh ước đạt 160,596 triệu USD, tăng 0,65% so với tháng trước; lũy kế 3 tháng đầu năm đạt 477,568 triệu USD, tăng 36,39% so với cùng kỳ, thực hiện 23,88% kế hoạch năm.

Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục