(HBĐT) - Trong chiến lược phát triển KT-XH, huyện Lạc Thủy có 6 xã, thị trấn thuộc vùng động lực của tỉnh, gồm: thị trấn Chi Nê, thị trấn Ba Hàng Đồi, các xã: Phú Thành, Phú Nghĩa, Yên Bồng, Đồng Tâm. Huyện đang phát huy tối đa nguồn lực, tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ, tạo sự đột phá để phát triển bền vững.


Làng nghề đá cảnh thôn Sỏi, xã Phú Thành (Lạc Thủy) tạo việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động địa phương.

Hệ thống giao thông đã được đầu tư tương đối đồng bộ, gắn kết với các vùng, khu vực lân cận, đáp ứng nhu cầu giao lưu, thúc đẩy phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ. Hệ thống thoát nước, cây xanh, chiếu sáng công cộng dần được hoàn thiện. Triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình cứng hóa bê tông, đường giao thông nông thôn. Đặc biệt, huyện chú trọng công tác quy hoạch. Quy hoạch vùng huyện Lạc Thủy đến năm 2040 đã được UBND tỉnh phê duyệt. Quy hoạch chung xây dựng các xã Thống Nhất, Phú Nghĩa, Đồng Tâm đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000 đã được UBND huyện phê duyệt. Đối với các dự án vốn ngoài ngân sách đã quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đối với Nhà máy sản xuất vôi và bột nhẹ Xuân Thiện Hòa Bình, tuyến cáp treo Hương Bình tại xã Phú Nghĩa, điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu du lịch văn hóa và nghỉ dưỡng Lạc Thủy đã được UBND tỉnh phê duyệt đồ án, UBND huyện công bố đồ án quy hoạch.

Song song với đầu tư kết cấu hạ tầng, huyện chú trọng giới thiệu, quảng bá, kêu gọi, xúc tiến đầu tư. Đến nay, toàn huyện có 69 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký khoảng 47.758 tỷ đồng; có 35/69 dự án đi vào sản xuất - kinh doanh, chiếm 50,7%. Các dự án còn lại đang thực hiện thủ tục đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng...

Trên địa bàn huyện có 1 khu công nghiệp được quy hoạch 282 ha; 5 cụm công nghiệp (CCN) quy hoạch 282,25 ha. Có 3 CCN đã đi vào hoạt động, nổi bật là CCN Phú Thành II đã thu hút được 9 dự án, diện tích thuê đất 25,78 ha/32,55 ha đất công nghiệp, tỷ lệ lấp đầy đạt 79,21%, tổng mức đăng ký đầu tư 1.007 tỷ đồng (trong đó, 2 dự án đã hoàn thành đi vào hoạt động; 3 dự án đang xây dựng nhà xưởng; 4 dự án đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, đang thực hiện các thủ tục về đất đai, xây dựng). Có 4 dự án đã có hồ sơ đề xuất chủ trương báo cáo UBND tỉnh quyết định với diện tích đề xuất 5,33 ha, tổng mức đầu tư 277 tỷ đồng; dự kiến quý I/2023, CCN Phú Thành II sẽ được lấp đầy.

Việc đầu tư, phát triển vùng kinh tế động lực đã có những đóng góp quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH của huyện. Thu NSNN trên địa bàn hàng năm đều vượt kế hoạch. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Huyện triển khai thực hiện đồng bộ Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, chú trọng dồn điền, đổi thửa, cải tạo vườn tạp, phát triển cây ăn quả có múi và sản xuất rau an toàn. Thương mại, dịch vụ tiếp tục phát triển, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế; CN-TTCN phát triển về quy mô, chất lượng, quan tâm mở rộng nhằm khai thác, chế biến các loại vật liệu sẵn có tại địa phương. Toàn huyện có gần 450 cơ sở, tổ chức tham gia trong lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp, 1 làng nghề đá cảnh giá trị sản xuất đạt trên 2.500 tỷ đồng.

Ngoài ra, huyện Lạc Thủy hoàn thiện quy hoạch phát triển du lịch, đổi mới, nâng cao chất lượng, hình thức quản lý; tổng lượng khách du lịch thăm quan các điểm di tích trong huyện bình quân đạt gần 700.000 lượt khách/năm. Tích cực thu hút các nhà đầu tư phát triển du lịch như: dự án cáp treo Hương Bình, dự án Thiền viện Trúc Lâm... Đến nay đã, đang triển khai đầu tư trên 10 công trình hạ tầng phát triển du lịch với tổng mức đầu tư 217,9 tỷ đồng. Đi đôi với phát triển kinh tế, đời sống Nhân dân không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người ước đạt trên 72 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 10% và đạt huyện nông thôn mới.

Bí thư Huyện ủy Lạc Thủy Bùi Trung Kiên cho biết: Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU, ngày 3/10/2017 của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển vùng động lực tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, vùng kinh tế động lực huyện Lạc Thuỷ đã có sự phát triển mạnh mẽ. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến đầu tư được chú trọng, tăng cường, đặc biệt ưu tiên vào các xã vùng động lực. Những thành tựu đạt được chính là tiền đề quan trọng để huyện phát triển nhanh và bền vững trong những năm tiếp theo. Thời gian tới, huyện tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, huy động cả hệ thống chính trị tham gia tích cực trong công tác xúc tiến đầu tư, nêu cao tinh thần, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là cán bộ trực tiếp làm công tác thu hút đầu tư. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, có tác phong công nghiệp. Xây dựng, quảng bá hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh thu hút đầu tư của huyện. Giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của các doanh nghiệp khi đầu tư vào huyện.

Đinh Thắng


Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục