(HBĐT) - Về các xã: Sào Báy, Nam Thượng, Vĩnh Đồng... huyện Kim Bôi những ngày này, chúng tôi dễ dàng bắt gặp nụ cười của nông dân trồng dưa chuột. Ðang thời điểm thu hoạch, cứ thống nhất giá xong là tư thương hái, cân, thanh toán tại chỗ với giá cao. Dọc đường 12B cũng tấp nập người qua lại để mua dưa chuột đầu vụ.


Thời điểm này, dưa chuột được bày bán nhiều ở ven đường 12B với sức tiêu thụ khá. Ảnh chụp tại địa bàn xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi).

Vừa hái xong mấy luống dưa chuột cho tư thương đặt hàng, ông Bùi Văn Thạch, thôn Nam Bái, xã Nam Thượng cho biết: Nhận thấy giá trị kinh tế của dưa chuột nếp cao hơn hẳn so với cây lúa và một số cây màu, rau đậu nên từ nhiều năm nay, gia đình tôi đã chuyển đổi diện tích đất lúa sang trồng dưa chuột. Trồng dưa chuột không khó nhưng phải thường xuyên theo dõi, phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Với diện tích trồng dưa chuột gần 4.000 m2, gia đình trồng 1 vụ dưa chuột vào vụ xuân, sau đó trồng lặc lày. Năm nay, thời tiết tiếp tục ủng hộ nên vườn dưa sai, đều quả. Đầu vụ thu hoạch, tư thương tới thu mua với giá khá cao. Gia đình tôi đã bán được trên 1/3 diện tích dưa chuột nếp với giá tại vườn từ 8.000 -10.000 đồng/kg. Số dưa được đem ra bán lẻ tại chợ cũng được giá từ 12.000 -15.000 đồng/kg.

Trên cánh đồng dưa chuột tại xã Kim Lập (Kim Bôi), chúng tôi gặp chị Bùi Thị Thư. Gia đình chị bận rộn hơn ngày thường bởi dưa đã vào vụ thu hoạch. Theo chị, dưa chuột nếp Kim Bôi nhiều năm nay được nhiều người tiêu dùng địa phương cũng như các huyện, tỉnh, thành phố ưa chuộng. Được thu hoạch đúng thời gian nên quả dưa to vừa phải, giòn, ngọt và có vị thơm đặc trưng. Hơn nữa, trình độ thâm canh của các hộ ngày một nâng lên. Hộ nào cũng chú ý các khâu từ làm đất, phòng bệnh đến áp dụng phương pháp chăm sóc an toàn để quả phát triển tốt và đảm bảo chất lượng khi đến tay người tiêu dùng. Có lẽ cùng vì thế mà những năm gần đây, giá dưa chuột ở Kim Bôi khá ổn định.

Đến hẹn lại lên, cứ vào vụ thu hoạch, trên các vùng trồng dưa chuột ở Kim Bôi lại tấp nập xe vào ra. Không chỉ từ TP Hoà Bình, tư thương từ nhiều địa phương như Hà Nam, Ninh Bình và Hà Nội cũng đến tận nơi để thu mua. Ngoài số dưa được chọn mua tận vườn, nông dân cũng đưa đi bán lẻ dọc đường 12B. Đồng chí Nguyễn Thị Minh Anh, Phó phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi cho biết: Bởi dưa chuột nếp là giống cây truyền thống của địa phương, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng nên những năm gần đây, huyện khuyến khích nông dân chuyển đổi diện tích đất trồng lúa, rau, màu kém hiệu quả sang loại cây này. Bên cạnh đó, để sản phẩm khi thu hoạch đảm bảo luôn sạch, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, hàng năm, huyện phối hợp với các ngành, đơn vị chuyên môn tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao KHKT cho nông dân; xây dựng, thành lập các mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ, an toàn; phối hợp với Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh tư vấn và chứng nhận quy trình VietGAP, tiêu chuẩn GlobalGAP, hữu cơ cho các hộ sản xuất có nhu cầu. Đồng thời, hướng dẫn người dân cách tận dụng những tiện ích của công nghệ, tiêu thụ dưa hiệu quả trên các nền tảng mạng xã hội zalo, facebook...

Năm nay, toàn huyện Kim Bôi có tổng diện tích trồng dưa chuột khoảng 232 ha, tập trung chủ yếu ở các xã: Vĩnh Đồng, Đú Sáng, Sào Báy, Nam Thượng, Kim Lập... Thời điểm này, trên 40% diện tích dưa chuột toàn huyện đã được thu hoạch. Dự kiến, khi kết thúc vụ, tổng sản lượng dưa chuột của huyện đạt khoảng 4,5 nghìn tấn.


T.H

Các tin khác


Tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.

Huyện Lạc Sơn phát triển sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Lạc Sơn hiện có 10 sản phẩm của 10 chủ thể được chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nhà ở xã hội

(HBĐT) - Việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội (NƠXH) trong thời gian qua nhằm thực hiện chủ trương bảo đảm an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH và ổn định thị trường bất động sản. Chính phủ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg, ngày 25/1/2017 về đẩy mạnh phát triển NƠXH. Tuy nhiên, việc phát triển NƠXH vẫn tiến triển rất chậm với nhiều khó khăn, vướng mắc.

Huyện Cao Phong: Nâng cao chất lượng cam phục vụ xuất khẩu

(HBĐT) - Sau khi tới thị trường Anh, cam Cao Phong bước đầu nhận được những phản hồi tích cực từ người tiêu dùng sở tại, đánh dấu sự trở lại của loại trái cây đặc sản miền Bắc trên thị trường thế giới sau hơn 40 năm. Đây là động lực lớn, tiền đề để các cấp chính quyền cũng như doanh nghiệp, HTX, nông dân trồng cam trên địa bàn huyện tiếp tục nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản đặc trưng của vùng đất Mường Thàng.

Tháo gỡ vướng mắc giải phóng mặt bằng dự án khu đô thị mới Trung Minh A

(HBĐT) - Dự án khu đô thị mới (KĐTM) Trung Minh A là dự án trọng điểm của tỉnh. Trong quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), một số hộ dân không nhận tiền đền bù, hỗ trợ, không bàn giao mặt bằng, ngăn cản không cho chủ đầu tư thi công, ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai dự án.

Xuất khẩu container mía trắng đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ

(HBĐT) - Ngày 19/3, Sở NN&PTNT, UBND huyện Lạc Sơn, Công ty TNHH Đầu tư thương mại (ĐTTM) Tiến Ngân (trụ sở tại phường Dân Chủ, TP Hoà Bình), Công ty TNHH Phát triển thương mại (PTTM) và Công nghệ sản xuất mới, Công ty Vina Agri Import Hoa Kỳ đã phối hợp tổ chức lễ xuất hàng chuyến conterner mía trắng đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ. Dự buổi lễ có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan;  lãnh đạo UBND huyện Lạc Sơn, phường Dân Chủ và đại diện đơn vị đối tác. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục